Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

20 sai lầm sinh viên năm nhất thường mắc phải

Sinh viên năm nhất có thể rất mong đợi về một năm đầy gắn bó với bạn cùng phòng, gặp gỡ các giảng viên nổi tiếng và tận hưởng một cuộc sống độc lập mới. Nhưng, có một sự thật rằng, vào năm thứ nhất đại học, các bạn sinh viên thường mắc rất nhiều sai lầm dẫn đến tỷ lệ căng thẳng cao, thường xuyên gặp phải các vấn đề về thể chất và tinh thần, kết quả học tập kém và tình trạng tài chính rối ren.
Nhận thức được những cạm bẫy tiềm ẩn là chìa khóa để định hướng một năm đầu đại học thành công. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm ra một số điểm rắc rối chính mà sinh viên năm nhất thường hay vướng phải, và cách để khắc phục chúng.
1. 20 sai lầm các "newbie" thường gặp phải
1.1 Sai lầm trong học tập
  • Trốn tiết
Sau một đêm tiệc tùng, ta khó có thể kìm được ham muốn trốn học. Quả là đơn giản khi chỉ cần lên mạng xã hội để xin ghi chú về bài giảng và bài tập. Nhưng, bạn cũng sẽ không được trải nghiệm các giờ học tập trên lớp, lắng nghe những lời giảng sâu sắc của các giáo sư và tham gia thảo luận.
Đồng hồ báo thức có vẻ như muốn báo hiệu cho bạn một sự thật "khắc nghiệt", nhưng tốt nhất là bạn nên làm chủ ý chí của mình và đến lớp. Tăng khả năng tham dự lớp học của bạn bằng cách đăng ký các lớp vào những thời điểm mà bạn có nhiều khả năng đi học nhất.
Hãy nhớ rằng bạn vẫn phải trả phí cho mọi lớp học đã đăng ký, ngay cả khi bạn không đến lớp. Thêm vào đó, điểm số cao hay thấp còn phụ thuộc vào việc bạn đi học có đầy đủ hay không, vì vậy đừng mạo hiểm bằng cách bỏ tiết nhé.
  • Không biết phương pháp học đúng
Mặc dù mới kết thúc 12 năm học, nhiều sinh viên đại học lại không biết cách học tập hiệu quả. Việc học không chỉ dừng lại tại các công đoạn đọc, đánh dấu và ghi nhớ. Nếu bạn không nghiêm túc tìm hiểu tài liệu, tài liệu ấy ắt sẽ không dễ ghi nhớ.
Ghi chép trên lớp là một cách để đảm bảo bạn có đủ thông tin cần thiết, và hành động viết có thể hỗ trợ việc ghi nhớ. Tìm cơ hội gặp gỡ với các giáo sư trong giờ hành chính để thảo luận về tài liệu, và liên hệ với các sinh viên khác để bắt đầu thiết lập các nhóm học tập. Nhiều trường cũng cung cấp các khóa học dành cho sinh viên năm nhất dạy các kỹ năng học tập cơ bản.
  • Lập kế hoạch và quản lý thời gian kém
Chần chừ là kẻ thù không đội trời chung của nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất. Trong một nghiên cứu về sinh viên đại học, hai nhóm sinh viên được giao viết ba bài báo. Nhóm đầu tiên đã thiết lập các ngày phải hoàn thiện bài trong suốt học kỳ; nhóm thứ hai có thể chuyển hạn chót đến bất cứ hôm nào họ muốn. Nhóm thứ hai nộp bài vào cuối học kỳ, và chất lượng kém hơn.
Theo trang báo Psychology Today, sự trì hoãn cũng dẫn đến suy giảm năng lượng và sức khỏe thể chất. Sinh viên đại học hay trì hoãn sẽ dễ bị cảm lạnh và cảm cúm, dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa và tình trạng mất ngủ.
Bạn cần cam kết thiết lập thói quen làm việc và học tập tốt. Có rất nhiều cơ sở cung cấp các khóa học quản lý thời gian, các trung tâm hỗ trợ sinh viên cũng có thể giúp phát triển các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả. 
 
  • Không thiết lập mối quan hệ với giảng viên
Sự tiếp xúc giữa sinh viên với giảng viên bên ngoài lớp học, góp phần vào tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn, kết quả học tập tốt hơn và sự hài lòng chung đối với trường học. Tuy nhiên, 2/3 số sinh viên được khảo sát trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 cho biết, họ đã không tham gia các lớp học thêm, theo yêu cầu. 
Giáo viên hướng dẫn luôn có các giờ học bổ túc dành riêng cho sinh viên yêu cầu giúp đỡ. Thiết lập mối quan hệ cá nhân với các giáo sư có thể thể hiện thái độ tốt và tinh thần sẵn sàng học tập của sinh viên, đồng thời, có thể mang lại cơ hội cho họ đạt điểm số cao hơn và có nhiều cơ hội học tập hơn.
  • Bị phân tâm bởi điện thoại
Một nghiên cứu năm 2016 từ Tạp chí Giáo dục Truyền thông cho thấy 97% sinh viên đại học sử dụng điện thoại của họ trong giờ học không vì mục đích giáo dục, chủ yếu là để nhắn tin, nhưng đó không phải là thủ phạm duy nhất. Phương tiện truyền thông xã hội, lướt web và kiểm tra email đều góp phần gây ra sự phiền nhiễu này.
Một số giáo viên có quy định hoàn toàn nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại di động trong lớp. Học sinh sinh viên vẫn nên để điện thoại ở chế độ Không làm phiền, và cất trong ba lô. Họ thậm chí có thể thử các ứng dụng như Cold Turkey Blocker, Freedom hoặc Offtime, cho phép người dùng tạm thời chặn quyền truy cập vào các ứng dụng hoặc trang web nhất định.
sai-lam-trong-hoc-tap
 
1.2 Sai lầm tài chính
  • Không tạo lập và tuân theo ngân sách
Ngoài học phí, quãng thời gian học đại học cũng đi kèm với các chi phí khác nhau, từ ăn uống, sách vở đến phương tiện đi lại. Theo Amy Nelson, người quản lý chương trình Hiểu biết về tài chính - tại Đại học Nevada, Reno, cho rằng, vấn đề tài chính đối với sinh viên là cả một thách thức, có thể làm trật bánh những sinh viên không có ngân sách để giúp họ chi tiêu hợp lý.
“Sinh viên không hiểu bản thân phải chi tiêu những gì  - cũng như nguồn tiền họ nhận được sẽ đến từ đâu, và họ nên chi tiêu như thế nào - hoặc những thói quen chi tiêu sẽ ảnh hưởng tới họ trong các học kỳ tiếp theo như thế nào, ” cô nói.
May mắn thay, nhiều trường có các chương trình hiểu biết về tài chính cho sinh viên năm nhất mới nhập học, cung cấp các mẹo để hình thành ngân sách và gắn bó với nó. Nelson cũng khuyên bạn nên xem lời khuyên từ Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau).
  • Sống vượt xa khả năng chi trả
Sinh viên năm nhất đại học thường có xu hướng chi tiêu quá mức trong năm đầu tiên đó, trở thành nạn nhân của sự tự do đến từ cuộc sống xa nhà và sự cám dỗ từ phía bạn bè. Tuy nhiên, rất có thể, những người bạn đó đang phải đối mặt với những thách thức tương tự, và việc hợp tác để chống lại việc chi tiêu quá đà ắt sẽ mang lại hiệu quả.
“Bạn có thể nói không với bạn bè của mình,” Nelson nói. “Ăn ngoài là khoản ngân sách tiêu hao lớn nhất và phát sinh rất nhanh." Sinh viên nên tận dụng kế hoạch bữa ăn đại học đó, bám sát vào ngân sách của mình và cùng nhau tìm cách sống với chi phí rẻ mà không phải hy sinh niềm vui."
  • Lạm dụng thẻ tín dụng​
Một lý do khiến sinh viên năm nhất đại học có thể chi tiêu quá mức là do, họ đang lạm dụng thẻ tín dụng - vào năm 2017, 38% sinh viên có thẻ tín dụng. Thật không may, sinh viên đại học thường phải đối mặt với các khoản vay lãi suất cao, dẫn đến những khoản nợ lớn đối với những người không thể trả nợ nhanh chóng.
Các bạn sinh viên không nhất thiết phải tránh sử dụng thẻ tín dụng, nhưng cũng nên nhận thức được những rủi ro kèm với đó. Bạn có thể cân nhắc việc trở thành người dùng được ủy quyền trên thẻ tín dụng của cha mẹ mình hoặc tìm kiếm thẻ có hạn mức chi tiêu thấp, để tích lũy một mức tín dụng tốt cho những lần mua hàng trong tương lai. Bạn cũng nên tự học về những điều kiện giao dịch các loại thẻ khác nhau cung cấp.
  • Không có Quỹ khẩn cấp
Ngay cả những kế hoạch được sắp đặt tốt nhất cũng không tránh khỏi những trường hợp khẩn cấp, từ một chiếc xe bị hỏng đến một cơn bệnh. Nhưng có quá ít sinh viên được trích lập quỹ khẩn cấp để cho phép họ có được một khoản tài chính mà không bị phá sản.
Số tiền họ nên đặt phân chia cho các mục tiêu khác nhau, và sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân. Sinh viên năm nhất thường vẫn nhận được một số trợ giúp của cha mẹ và ngân sách của họ có thể ít hơn so với những sinh viên độc lập về tài chính, nhưng bạn vẫn nên âm thầm tiết kiệm. Cân nhắc xem khoản chi lớn nhất của bạn có thể là gì (ví dụ: sửa chữa ô tô lớn) và sử dụng khoản đó làm điểm khởi đầu.
  • Không quan tâm đến nợ nần
Theo một báo cáo của Viện Brookings, khoảng một nửa tổng số sinh viên năm nhất ở Hoa Kỳ đánh giá thấp số nợ sinh viên mà họ mắc phải và ít hơn một phần ba có thể đưa ra ước tính chính xác về khoản nợ của họ. Đồng thời, họ tiếp tục vay nợ sinh viên mà không có kế hoạch trả nợ.
Thật tuyệt khi có được sự hỗ trợ tài chính đó vào đầu học kỳ, nhưng điều quan trọng là phải lập ngân sách để chúng có thể trải đều từ tháng này sang tháng khác. Nếu bạn có một số tiền mặt dư ra, hãy cân nhắc trả lại khoản vay ngay lập tức, để giảm bớt tổng số tiền bạn sẽ nợ sau này.
  • Không theo dõi thời hạn hỗ trợ tài chính​
Những thời hạn đó dường như còn kéo dài vài tháng nữa, và đột nhiên, kết thúc. Nhưng những sinh viên bỏ lỡ thời hạn nộp hồ sơ giấy tờ sẽ không nhận được tiền đúng hạn và điều đó có thể gây ra sự bất ổn về tài chính của bản thân.
“Tôi hoàn toàn hiểu rằng hỗ trợ tài chính là phức tạp và khó hiểu,” Nelson nói, nhưng đó là lý do tại sao văn phòng hỗ trợ tài chính ở đó. “Họ phải có thể cung cấp cho sinh viên các công cụ và thông tin để hiểu được thư mời nhập học; để chia nhỏ các khoản tài trợ, cho vay, v.v.; và để hiểu tất cả các thời hạn quan trọng khác."
Vào đầu học kỳ - hoặc có thể sớm hơn - sinh viên nên ngồi lại với một cố vấn hỗ trợ tài chính hoặc cố vấn để thảo luận về những vấn đề cần giải quyết, và khi nào phải giải quyết. Đặt tất cả các ngày thích hợp trên lịch, và lý tưởng nhất là đặt lời nhắc trên điện thoại hoặc email của bạn.
  • Chuyển khỏi ký túc xá
"Tôi sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền bằng cách chia sẻ tiền thuê nhà với bạn cùng phòng thay vì sống trong ký túc xá." Đó là một biện pháp phổ biến của các sinh viên năm nhất hào hứng với viễn cảnh được sống riêng. Vấn đề là, nó không hoàn toàn đúng.
Đối với nhiều sinh viên, chỉ riêng chi phí đi lại tăng đã ăn hết phần lớn số tiền tiết kiệm được cho nhà ở và điều đó không tính đến các tiện ích và các chi phí khác phát sinh khi sống ngoài khuôn viên trường. Trước khi đi sâu vào cuộc sống căn hộ chỉ để “tiết kiệm tiền”, sinh viên nên nghiền ngẫm về các khoản chi tiêu để xác định xem việc sống trong hay ngoài khuôn viên trường sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
sai-lam-tai-chinh
1.3 Sai lầm cá nhân
  • Không hăng hái đặt ra câu hỏi
Đôi khi sinh viên năm nhất đại học cảm thấy ái ngại khi tiết lộ rằng, họ không biết phải làm gì. Họ cũng không biết bản thân thiếu sót những gì. “Chúng tôi thấy vấn đề này trong hỗ trợ tài chính, nhưng tôi nghe nó từ các bộ phận khác và từ các cố vấn: Hãy đặt câu hỏi. Hãy hỏi cho đến khi bạn hiểu, ”Nelson nói. “Tôi nghĩ rằng sinh viên sợ hãi, họ không biết chính xác những gì cần hỏi, vì vậy họ không hỏi bất cứ điều gì, và sau đó họ bỏ lỡ thời hạn, trả quá nhiều hoặc nộp sai loại bài tập.”
Sinh viên nên thực sựvì các trường đại học muốn họ thành công trong các lớp học và tận hưởng trải nghiệm đại học. Đó chính xác là lý do tại sao các nguồn sinh viên, bao gồm giảng viên, cố vấn học tập hoặc tài chính, gia sư và cố vấn tồn tại.
  • Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách thiếu trách nhiệm​
Mạng xã hội không chỉ có thể làm sao nhãng học tập mà còn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của học sinh. Vào tháng 6 năm 2017, Đại học Harvard đã rút lại 10 lời mời nhập học sau khi phát hiện ra rằng, các sinh viên năm nhất tương lai sử dụng Facebook xúc phạm người khác. Sinh viên cũng cần nhận thức được rằng, hơn 2/3 nhà tuyển dụng sử dụng các trang mạng xã hội để nghiên cứu - và đôi khi từ chối - những nhân viên tương lai.
Học sinh nên nhớ rằng, một khi họ đăng một thứ gì đó trực tuyến, nó sẽ ở đó mãi mãi. Điều quan trọng là phải duy trì cài đặt bảo mật để có thể phê duyệt những người xem tiểu sử và bài đăng, đồng thời có thể tạo các mạng riêng biệt cho các liên hệ công việc, gia đình và bạn bè, để họ có thể điều chỉnh bài đăng cho phù hợp với đối tượng. Và tất nhiên, tốt nhất là bạn không nên đăng bất kỳ nhận xét tiêu cực nào, ảnh đùa / ảnh xúc phạm hoặc ảnh thỏa hiệp.
  • Ngủ không đủ giấc
Xa nhà và sự thiếu nhất quán trong giờ giấc lịch trình thường dẫn đến việc sinh viên thức quá khuya và mất ngủ. Nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng, những sinh viên đại học không đi ngủ hoặc thức dậy vào những thời điểm nhất quán hàng ngày có nhiều khả năng bị điểm thấp hơn và thường xuyên bị ốm hơn.
Số lượng giấc ngủ là quan trọng, nhưng sự đều đặn cũng vậy. Sẽ luôn có những trường hợp ngoại lệ, nhưng học sinh vẫn nên cố gắng giữ một lịch trình ngủ đều đặn.
  • Lập kế hoạch kém cho tương lai​
Bạn có thể mơ lớn - nhưng đừng quên thực tế. “Nhiều sinh viên nghĩ rằng họ sẽ kiếm được 80.000 đô la một năm sau khi tốt nghiệp,” Nelson nói. “Nhưng nó phụ thuộc vào lĩnh vực bạn đang hướng đến. Tôi luôn khuyên sinh viên nên kiểm tra các trang web về lương để hiểu rõ hơn về mức lương đầu vào cho sự nghiệp tương lai của họ. ” Có ý thức chính xác về những gì sẽ xảy ra trong tương lai có thể bắt đầu ngay từ năm thứ nhất để sinh viên có thể lập kế hoạch phù hợp.
Hầu hết các khu học xá đều có dịch vụ lập kế hoạch nghề nghiệp để hỗ trợ sinh viên; nhân viên tư vấn được đào tạo để trợ giúp mọi thứ từ chuẩn bị sơ yếu lý lịch đến phỏng vấn, xác định nghề nghiệp mà họ quan tâm, để tạo kết nối với nhà tuyển dụng. Các cuộc thảo luận với giảng viên và nhân viên về nghề nghiệp - càng sớm càng tốt - giúp sinh viên cảm thấy tự tin hơn về việc chuẩn bị cho mục tiêu nghề nghiệp, và có thể giúp sinh viên xác định các môn cần học tiếp theo. 
  • Không hình thành mạng lưới cá nhân​
Đối với những sinh viên đang phải vật lộn với việc ở trong một môi trường xa lạ, việc trốn trong phòng ký túc xá có thể rất hấp dẫn khi điều đó làm bản thân họ cảm thấy ổn hơn. Nhưng đừng lo lắng; không phải tất cả mọi người đều đi chơi mà không có bạn.
Trên thực tế, một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy gần một nửa số sinh viên năm nhất đại học đánh giá quá cao số lượng kết nối mà bạn học của họ thực sự có. “Điều này thường xảy ra vào khoảng kỳ nghỉ đông, khi sinh viên bắt đầu có vấn đề với bạn cùng phòng và họ không hòa hợp với nhau,” Nelson nói. “Họ cảm thấy mình không phù hợp và không cảm thấy rằng họ có bất kỳ ai để tiếp cận”.
Kết bạn với bạn cùng phòng là tốt, nhưng đừng dừng lại ở đó. Các bạn sinh viên nên cố gắng coi năm thứ nhất là thời gian để khám phá sở thích, xây dựng sơ yếu lý lịch đó và kết bạn rộng rãi. Kiểm tra các tổ chức, câu lạc bộ hoặc hoạt động để phát triển cho bản thân một mạng lưới kết nối xã hội. “Hãy vượt ra khỏi mọi giới hạn của bản thân,” Nelson khuyên. “Luôn có một mạng lưới quan hệ rộng rãi cho tất cả mọi người, cho dù bạn thích trò chơi điện tử, chèo thuyền kayak, hay bất cứ điều gì”. 
  • Không chăm sóc sức khỏe tâm thần của họ
Bệnh về sức khỏe tâm thần ngày càng phát sinh là một vấn đề nan giải tại các trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước. Theo Đánh giá Sức khỏe Đại học Quốc gia năm 2013, khoảng một phần ba sinh viên đại học Hoa Kỳ cho biết họ gặp rắc rối với chứng trầm cảm và gần một nửa cảm thấy lo lắng tột độ.
Yêu cầu của các lớp học, quản lý tài chính, cho đến việc xây dựng một mạng xã hội mới từ đầu có thể là tác nhân gây ra lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối loạn ăn uống hoặc các bệnh tâm thần khác. Thật không may, nhiều sinh viên chỉ đơn giản là tránh đối phó với nó, hoặc không biết nơi để được trợ giúp.
Sinh viên đang gặp khó khăn với các vấn đề sức khỏe tâm thần nên liên hệ với những người khác trong ký túc xá, chẳng hạn như bạn cùng phòng hoặc cố vấn nội trú, và tận dụng các nguồn tư vấn trong khuôn viên trường. Xây dựng mạng xã hội và không coi thường tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân - ngủ đủ giấc, ăn uống đúng cách và tập thể dục. Điều quan trọng nhất là không bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.
  • Đảm nhận quá nhiều​
Thật dễ dàng để hào hứng với tất cả các hoạt động mà trường đại học cung cấp, từ các nhóm học tập, các bữa tiệc cho đến các cơ hội tình nguyện. Nhưng tham gia quá nhiều vào các hoạt động đó có thể khiến sinh viên gặp rắc rối nếu họ không thể cân bằng tất cả.
Nelson nói: “Hãy chọn lọc các ưu tiên của bạn. "Nhúng ngón chân vào trước." Giữ các lớp học là tối quan trọng, và sau đó xây dựng trong các tính năng bổ sung. Hãy thử vài lựa chọn và quyết định những hoạt động bạn thích nhất, và đừng cảm thấy tồi tệ khi bỏ qua những thứ bạn không thích. 
  • Không yêu cầu giúp đỡ​
Giáo viên và phụ huynh thường nhấn mạnh rằng học đại học là quãng đường học sinh phải có trách nhiệm với bản thân, và tự tìm hiểu mọi thứ. Thật không may, đối với nhiều sinh viên, điều này đã chuyển thành nỗi sợ hãi khi yêu cầu sự giúp đỡ - từ giảng viên, cố vấn học tập, phụ huynh hoặc bạn bè.
Tuy nhiên, biết khi nào cần tìm sự trợ giúp không phải là thừa nhận thất bại - đó là dấu hiệu của trách nhiệm học tập và biết khi nào thì nên nhờ tới sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn cao hơn để tránh sự việc trở nên nặng hơn và khó khắc phục.
 
sai-lam-ca-nhan
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã mắc phải những sai lầm này?
Sinh viên không chỉ học những bài học kinh nghiệm trong trường đại học, họ còn có thể học được trong cuộc sống. Và một trong số đó chắc chắn liên quan đến việc tìm ra cách sửa chữa những sai lầm mà họ đã và đang mắc phải.
Nelson nói: “Khi nói đến những sai lầm về tài chính, bạn thường phải học qua cách thử và sai. “Và thường có một khoản chi phí. Nhưng tôi nghĩ đây là những bài học quý giá ”. Ví dụ, những sinh viên đang mắc nợ có thể cần phải cắt giảm các hoạt động giải trí và chọn một công việc bán thời gian. Nếu tình hình tồi tệ hơn, hãy tham khảo ý kiến ​​của cố vấn tài chính và cùng nhau lên kế hoạch xoay chuyển tình thế.
Điều tồi tệ nhất cần làm là tránh vấn đề. Điểm mấu chốt: có thể mất một thời gian để thoát khỏi nợ hoặc khôi phục tín dụng của bạn, nhưng đó không phải là thứ phải theo bạn mãi mãi. Đối với những sinh viên gặp khó khăn trong việc sắp xếp các khóa học của họ, có thể là khôn ngoan nếu bỏ dở một lớp học và học lại sau đó, thay vì để khóa học làm giảm điểm trung bình của họ. Trao đổi với cố vấn học tập có thể giúp sinh viên tìm ra lựa chọn tốt nhất.
Đối với những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc tình cảm, điều cần thiết là phải biết rằng không bao giờ là quá muộn để tìm kiếm sự giúp đỡ. Liên hệ với một cố vấn trong khuôn viên trường, một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình và yêu cầu giúp đỡ.
Nhiều khi, trung tâm y tế sinh viên trong khuôn viên trường có thể giới thiệu sinh viên đến nơi họ cần đến. Tại đây các bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tình của các cán bộ y tế đối với vấn đề đang gặp phải. Nó hoàn toàn bí mật và thậm chí có thể được chi trả bởi học phí của sinh viên.
Những sai lầm trong học tập có thể giống như vậy. Phục hồi sau những vấn đề đó có thể mất thời gian, nhưng tình hình không vô vọng đến vậy. Trước tiên, sinh viên nên tiếp cận người hướng dẫn trong các lớp học mà họ đang gặp khó khăn và giải thích mong muốn cải thiện hiệu suất của họ.
Thông thường, người hướng dẫn đánh giá cao tính trung thực và sự sẵn sàng thực sự để giải quyết vấn đề, và có thể làm việc với học sinh bằng cách cung cấp thêm hướng dẫn, kéo dài thời hạn hoặc cung cấp một cơ hội khác để làm bài kiểm tra. Một lần nữa, học sinh hành động càng sớm để giải quyết vấn đề thì quá trình này càng ít phức tạp hơn.
khac-phuc
Kết luận
Và đó là 20 sai lầm sinh viên năm nhất thường mắc phải mà vieclam.ou.edu.vn muốn chia sẻ cho bạn. Những sai lầm này là cơ hội để học tập và phát triển, chuẩn bị hành trang trước khi bước chân vào cuộc sống. Điều quan trọng, là bạn có thể định hình con đường phát triển của mình thông qua những bài học một cách tích cực.
Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.