Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

ẢNH HƯỞNG CỦA GIẤC NGỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Việc ngủ đủ giấc sau một ngày dài học tập và vui chơi giúp sinh viên phát triển não bộ, tăng khả năng xử lý vấn đề,... Ngược lại, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống. Bài viết này sẽ thảo luận về những lợi ích, tác động của thiếu ngủ đến chất lượng học tập của sinh viên, cũng như chia sẻ cách để có một giấc ngủ ngon.
I. Lợi ích của việc ngủ đủ giấc
loi-ich-cua-viec-ngu-du-giac
 
Ngủ là một hoạt động thiết yếu cho phép cơ thể và trí não được nạp lại năng lượng, giúp bạn sảng khoái và tỉnh táo khi thức dậy. Một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật. Cụ thể, ngủ đủ giấc đem lại những lợi ích như sau:
  • Học tập và củng cố trí nhớ: Giấc ngủ giúp tập trung - đồng thời cho phép não ghi nhận và sắp xếp các ký ức giúp sinh viên nhớ lâu cũng như học tập hiệu quả hơn.
  • Điều tiết cảm xúc: Việc ngủ đủ giấc giúp con người điều tiết cảm xúc đồng thời giảm căng thẳng ảnh hưởng lên sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Phán đoán và ra quyết định: Giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng nhận biết vấn đề xung quanh của con người. Một giấc ngủ đủ hỗ trợ bạn có khả năng phán đoán chính xác, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn giúp sinh viên trở nên nhạy bén hơn trong các hoạt động thường ngày.
  • Tiết kiệm năng lượng: Giấc ngủ giúp con người tiết kiệm năng lượng khi giảm thiểu thời gian hoạt động giúp bạn lâu cảm thấy đói hơn.
  • Phát triển và hồi phục chức năng mô: Việc ngủ đủ giấc cung cấp khả năng giải phóng hormone tăng trưởng cần thiết cho các mô của cơ thể giúp chúng phát triển và sửa chữa các chấn thương. Điều này cực kỳ hữu ích nếu bạn tập thể hình khi giúp cơ bắp phát triển nhanh hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Miễn dịch: Giấc ngủ hỗ trợ chức năng hệ miễn dịch, cho phép cơ thể chống lại bệnh tật và giảm khả năng nhiễm trùng.
 
II. Ngủ bao lâu là đủ giấc đối với độ tuổi sinh viên
ngu-bao-nhieu-lau-la-du-giac
 
Tùy thuộc vào mức độ vận động trong ngày, tình trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác mà thời lượng giấc ngủ là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung đối với giai đoạn tuổi của sinh viên nói riêng và người lớn nói chung, số giờ ngủ thường giao động từ 7 tiếng đến 9 tiếng mỗi đêm. 
 
III. Tác hại của việc thiếu ngủ
tac-hai-cua-viec-thieu-ngu
 
Việc thiếu ngủ có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chỉ một đêm mất ngủ, nó sẽ khiến bạn mau quên, khó tập trung và suy nghĩ sáng suốt đồng thời tạo cảm giác mệt mỏi và trì trệ cả ngày. Từ đó, làm tăng đáng kể nguy cơ gây tai nạn hoặc đưa ra quyết định sai trong công việc. Việc thiếu ngủ mãn tính về lâu dài mang lại nhiều rủi ro như:
  • Ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, tăng khả năng mắc bệnh và nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ bị các vấn đề về tim, tiểu đường loại 2 và huyết áp cao
  • Can thiệp vào quá trình trao đổi chất của bạn và làm tăng nguy cơ béo phì
  • Dẫn đến trầm cảm và lo âu
 
IV. Làm sao để ngủ ngon
lam-sao-de-ngu-ngon
 
Tin tốt là những vấn đề hiện hữu khi thiếu ngủ sẽ được cải thiện và thậm chí chữa khỏi hoàn toàn khi bạn thực hiện đúng các điều sau đây. Đây là phương pháp “vệ sinh giấc ngủ” (sleep hygiene), bạn có thể thực hành ngay tại nhà sau khi xem xong bài viết này:
  • Có ít nhất 20 phút tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng.
  • Cam kết một lịch trình ngủ đều đặn.
  • Áp dụng “thói quen đi ngủ thư giãn” (relaxing bedtime routine), có nghĩa rằng bạn nên nghe nhạc nhẹ, tắm với nước ấm hoặc uống một tách trà thảo mộc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ vào giấc hơn.
  • Đảm bảo phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối, yên tĩnh và thoải mái.
  • Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước một tiếng khi đi ngủ.
  • Tập thể dục đều đặn vào buổi sớm trong ngày.
  • Tránh uống rượu, sử dụng chất kích thích như nicotine và caffeine trước khi ngủ
Nếu bạn khó ngủ ngay cả sau khi thực hiện các bước này, hãy tới phòng khám để tìm kiếm sự trợ giúp từ các phương pháp điều trị của bác sĩ.
 
Kết luận
Ngủ đủ giấc nên được hình thành như một thói quen, từ đó giúp sinh viên duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần một cách tốt nhất. Hãy nhớ rằng, giấc ngủ là món quà quý giá mà bạn dành tặng cho bản thân, dưới đây là những trích dẫn mà bài viết được dựa trên, chúc bạn ngủ ngon!
  1. Vandekerckhove, M., & Wang, Y. L. (2017). Emotion, emotion regulation and sleep: An intimate relationship. AIMS neuroscience, 5(1), 1–17.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32341948
  2. Khan, M. A., & Al-Jahdali, H. (2023). The consequences of sleep deprivation on cognitive performance. Neurosciences (Riyadh, Saudi Arabia), 28(2), 91–99.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37045455/
  3. Sio, U. N., Monaghan, P., & Ormerod, T. (2013). Sleep on it, but only if it is difficult: effects of sleep on problem solving. Memory & cognition, 41(2), 159–166.
    http://link.springer.com/10.3758/s13421-012-0256-7
  4. Freiberg A. S. (2020). Why We Sleep: A Hypothesis for an Ultimate or Evolutionary Origin for Sleep and Other Physiological Rhythms. Journal of circadian rhythms, 18, 2.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32269596
  5. Kirsch, D. (2024, March). Stages and architecture of normal sleep. In S. Harding & A.Eichler (Ed.). UpToDate.
    https://www.uptodate.com/contents/stages-and-architecture-of-normal-sleep
  6. Consensus Conference Panel, Watson, N. F., Badr, M. S., Belenky, G., Bliwise, D. L., Buxton, O. M., Buysse, D., Dinges, D. F., Gangwisch, J., Grandner, M. A., Kushida, C., Malhotra, R. K., Martin, J. L., Patel, S. R., Quan, S. F., Tasali, E., Non-Participating Observers, Twery, M., Croft, J. B., Maher, E., … Heald, J. L. (2015). Recommended amount of sleep for a healthy adult: A joint consensus statement of the American Academy of Sleep Medicine and Sleep Research Society. Journal of Clinical Sleep Medicine, 11(6), 591–592.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25979105/
  7. Maski, K. (2024, March). Insufficient sleep: Evaluation and management. In T. Scammell & A. Eichler (Ed.). UpToDate.
    https://www.uptodate.com/contents/insufficient-sleep-evaluation-and-management
Nguồn tham khảo: sleepfoundation

—————

Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM

 Website: vieclam.ou.edu.vn

 Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn

 SĐT: (028) 3930 0952

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.