Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN - KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

Quá trình chuyển tiếp từ lứa tuổi học sinh để trở thành sinh viên đại học là một giai đoạn trưởng thành đòi hỏi phải xây dựng nhiều kỹ năng, trong số đó, quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai. Bởi lẽ đó, sau đây Trung tâm xin chia sẻ lý do và cách để quản lý tài chính cá nhân, từ đó giúp bạn chi tiêu hiệu quả hơn.
I. Tại sao phải quản lý tài chính?
tai-sao-phai-quan-ly-tai-chinh
Việc xây dựng thói quen chi tiêu và tuân thủ các nguyên tắc tài chính cá nhân từ sớm sẽ giúp sinh viên cân đối được các khoản ngân sách dự phòng, chi tiêu và tiết kiệm, từ đó có được tinh thần thoải mái để tập trung trau dồi kiến thức cũng như trải nghiệm những điều mới mẻ của thời sinh viên.
Kỹ năng quản lý tài chính còn giúp sinh viên tránh được việc rơi vào tình trạng “khủng hoảng tài chính” khi luôn có một khoản tiền để đề phòng cho các trường hợp khẩn cấp.
 
II. Các mẹo khi quản lý tài chính
cac-meo-quan-ly-tai-chinh
1. Lập kế hoạch, quỹ chi tiêu cụ thể
Sinh viên nên lập một bảng kế hoạch bao gồm thu nhập và chi tiêu cụ thể, bằng việc liệt kê những khoản chi như tiền thuê nhà, tiền ăn uống, tiền học,... Khi các chi phí và thu nhập trở nên rõ ràng, sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc cân bằng cũng như điều chỉnh các khoản thu/chi hiệu quả, từ đó đưa ra quyết định chi tiền hợp lý hơn.
 
2. Sắp xếp các khoản chi tiêu theo thứ tự ưu tiên
Sẽ là không đúng nếu các bạn sinh viên nghĩ rằng tiền chi cho mua sắm, ăn uống bạn bè cũng giống như khoản tiền đóng tiền học, tiền xăng xe, tiền điện. Nên liệt kê các khoản chi tiêu cố định và cần thiết trước (bao gồm tiền thuê nhà, học phí, xăng xe, tiền ăn mỗi ngày,…) sau đó mới đến các khoản phụ có thể xê dịch (bao gồm mua sắm, vui chơi, giải trí…).
Sau khi sắp xếp các khoản cần chi theo mức độ cần thiết, bạn hãy lập danh sách tính toán để cân đối kế hoạch tài chính của bản thân. Việc này hiểu đơn giản là vạch ra một chiếc bảng kê khai, tổng hợp lại những gì cần chi trong giới hạn ngân sách hiện có của bạn. Hãy luôn đảm bảo chi tiêu thấp hơn số tiền bạn thu vào.
 
3. Luôn phải tiết kiệm
Hãy lập một quỹ tiết kiệm, mỗi tháng dành ra một khoản cho tiết kiệm. Đây sẽ là khoản tiền dự phòng cho những việc phát sinh trong tương lai đặc biệt là trong những trường hợp “khẩn cấp” hoặc là cho những mục tiêu dài hạn của bạn. 
 
4. Tập trung vào các mục tiêu dài hạn 
Để thực hiện các mục tiêu dài hạn hiệu quả, bạn nên chia chúng thành những mục tiêu ngắn hạn, từ đó trở nên dễ dàng cũng như có động lực để thực hiện hơn. Các mục tiêu dài hạn như mua laptop hoặc xe máy có thể sẽ mất nhiều năm để đạt được nên sớm tiết kiệm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian để sở hữu chúng.
 
Những điều quan trọng cần lưu ý:
  • Luôn coi tiết kiệm là ưu tiên hàng đầu
  • Không xa rời kế hoạch chi tiêu
  • Chia tiết kiệm thành nhiều khoản cụ thể (khẩn cấp, mua laptop,...)
 
III. Hệ quả khi thiếu kỹ năng quản lý tài chính
he-qua-khi-thieu-quan-ly-tai-chinh
1. Thiếu hụt trong chi tiêu hàng tháng
Đã đến hạn tiền nhà nhưng trong đủ tiền để thanh toán, hay bạn vừa đóng tiền học xong thì không còn tiền tiêu,... Việc chi tiêu không kiểm soát, không biết đã chi những gì sẽ luôn khiến bạn xài quá tay, dẫn đến việc thiếu hụt tài chính về sau. Việc lập kế hoạch chi tiêu ngay từ hôm nay là điều rất quan trọng để bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tránh tình trạng hụt trước thiếu sau.
 
2. Không có khoản dự phòng cho những việc đột xuất
Quỹ tiết kiệm khẩn cấp sẽ là cách để bạn ứng phó với những tình huống đột xuất bất ngờ xảy ra. Khi gặp bất trắc mà cần số tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ rất khó để bạn xoay sở kịp lúc, việc có sẵn một số tiền tiết kiệm sẽ cứu cánh bạn trong những tình huống này.
Nguồn tham khảo: hrstartup
—————
Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM
 Website: vieclam.ou.edu.vn
 Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn
 SĐT: (028) 3930 0952
Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.