Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

BỎ TÚI NGAY 4 CHỮ "ĐỪNG" TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH NHẢY VIỆC

Nếu đang phải cân nhắc chuyển đổi nghề nghiệp, bạn không phải người duy nhất. Rất nhiều người muốn chuyển việc, nhưng không phải ai cũng thành công. Để xác định đúng thời điểm và cách thức, hãy bỏ túi ngay 4 chữ "đừng" trước khi quyết định nhảy việc.

 

 

Bạn đang nghĩ đến việc thay đổi công việc? Điểm mấu chốt về việc liệu một nghề nghiệp mới có phải là sự lựa chọn phù hợp với bạn hay không không chỉ dừng lại ở mức lương: Bạn cũng cần xem xét môi trường làm việc tương lai, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và các cơ hội phát triển để đưa ra quyết định phù hợp.

Nhảy việc, thường được định nghĩa là dành ít hơn hai năm ở một vị trí, có thể là một con đường dễ dàng dẫn đến mức lương cao hơn – nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng việc nhảy việc từ vị trí này sang vị trí khác có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng đối với các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Theo một cuộc khảo sát mới của công ty nhân sự Robert Half, thật không may, phần lớn người lao động – 64% – thích nhảy việc. Con số này tăng 22% so với một cuộc khảo sát tương tự cách đây 4 năm.

Không có gì ngạc nhiên khi những người lao động thuộc thế hệ millennial (người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) cảm thấy thuận lợi nhất khi thay đổi công việc thường xuyên, với 75% nhân viên dưới 34 tuổi nói rằng nhảy việc có thể mang lại lợi ích cho sự nghiệp của họ.

Có thể bạn không hài lòng trong công việc hiện tại, hay chỉ đơn giản là đang cân nhắc việc thay đổi công việc để kiếm nhiều tiền hơn hoặc để sử dụng các kỹ năng của bạn tốt hơn? Có nhiều lý do mà bạn có thể muốn chuyển đổi sự nghiệp của mình. Tuy nhiên hãy xem bài viết dưới đây để bỏ túi ngay 4 chữ “đừng” trước khi quyết định nhảy việc.

 

Đừng đứng núi này trông núi nọ

Không có gì sai khi muốn làm việc cho một tập đoàn lớn. Đây là một dấu hiệu tốt khi bạn muốn trở thành một người xuất sắc hơn trong tương lai. Nhưng liệu đó có phải thời điểm tốt để bạn quyết định?

Một trong số các bạn tìm việc với những tập đoàn nổi tiếng vì nghĩ rằng công ty của họ trông sẽ rất tuyệt. Nhưng khi bạn bắt đầu làm việc ở đó, bạn phát hiện ra hình ảnh công khai của công ty không như những gì bạn đã thấy. Cái mà bạn thấy chỉ đơn giản là mặt nổi, còn sâu bên trong, có lẽ khi làm việc với thời gian đủ lâu mới có thể hiểu.

Bạn nên nói chuyện với những người đang làm việc tại bất kỳ công ty nào mà bạn đang nghĩ đến việc sẽ làm việc – ngay cả khi đó là một người lớn tuổi. Và cần phải suy nghĩ về việc liệu văn hóa công ty có phù hợp với bạn hay không chứ không chỉ là liệu bạn có muốn có một tên thương hiệu lớn trong sơ yếu lý lịch của mình.

 

Đừng quyết định quá nhanh

Jock Jie chia sẻ “Hai lần trong sự nghiệp của mình, tôi đã mắc sai lầm khi quyết định từ chức vì không được tăng hạng. Tôi thực sự không nghĩ kỹ về việc những hành động này phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình như thế nào, và trong cả hai trường hợp, tôi đã rất khổ sở khi đã ra quyết định đó.

Những kinh nghiệm đó đã dạy cho tôi rằng nếu không có một tầm nhìn rõ ràng cho cuộc sống và sự nghiệp của mình, bạn sẽ không có nhiều thứ để hướng dẫn bạn trong những quyết định đó.

Trước tiên, hãy hiểu rõ bạn muốn cuộc sống và công việc của mình trông như thế nào. Sau đó, hãy bắt đầu tìm kiếm điều tiếp theo trong sự nghiệp của bạn. Và có đủ sức mạnh để cản lại bất cứ điều gì không phù hợp với ý định đó.

 

Đừng xem “tiền” là yếu tố duy nhất

 

 

Chắc chắn, tiền là một yếu tố quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Nếu bạn quyết định chuyển việc chỉ vì lương bên công ty khác cao hơn, có lẽ bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn.

Jock chia sẻ tiếp “Một người bạn của tôi ở Portland đã nhảy việc vào một cơ hội việc làm mới cách đây vài năm vì nó đã tăng cho anh ta hơn 50% số tiền hiện tại. Nhưng một năm rưỡi sau, công ty mà anh chuyển đến được mua lại và anh thất nghiệp. Thực chất công ty đó đang thiết lập cơ cấu hoàn chỉnh hơn để được mua lại, những thứ đó đã khiến tôi bị mờ mắt.

Nếu phải quyết định lại lần nữa, anh ấy sẽ dành nhiều thời gian hơn để đặt câu hỏi về kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty và họ sẽ hướng tới đâu.

 

Đừng chỉ vì những áp lực tạm thời

Có thể đây là một trong những trường hợp có phần trăm nhỏ nhất, nhưng nó cũng là lý do khiến nhiều người bỏ dở việc giữa chừng.

Môi trường công sở luôn có những áp lực vô hình từ đồng nghiệp, từ sếp hay từ chính công việc của bạn. Điều này vô tình trở thành nỗi ám ảnh của nhiều nhân viên. Tuy nhiên lại là một phần của cuộc sống mà bạn phải trải qua nếu như bạn muốn trở nên phát triển trong tương lai.

Trước khi bắt đầu một công việc mới, hãy hiểu rõ bạn muốn gì trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Sau đó, nếu bạn theo đuổi một cơ hội phù hợp hãy tạo những bước đà nhảy cao nhưng an toàn.

Và nếu cuối cùng nhận một công việc mới, vui lòng vì lợi ích của mọi người, thông báo trước hai tuần với công ty của bạn và rời đi trong tư thế thoải mái nhất.

 

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.