Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÓI 9 ĐIỀU SAU NẾU BẠN MUỐN ĐẬU PHỎNG VẤN

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên gặp phải khó khăn hay vô tình nói những điều “cấm kỵ” khiến bản thân bị mất điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để tránh những sai lầm trên? Hãy cùng điểm qua 9 điều tuyệt đối không nên nói khi tham gia phỏng vấn nhé.

 

 

Nói về công ty cũ một cách tiêu cực

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như “Tại sao bạn nghỉ việc?” hay “Bạn không thích công ty cũ ở điểm nào?”. Đây là dạng câu hỏi mở cho bạn trình bày suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, đừng nói xấu sếp cũ hay công ty cũ quá đà. Bởi điều đó cho thấy sự yếu kém trong việc hòa nhập và xử lý mâu thuẫn nội bộ từ bạn. Dù tốt hay xấu, môi trường cũ cũng giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm việc quý báu. Điều đó chẳng khác nào họ là người thầy hướng dẫn thực tế cho bạn. Nên việc nói quá tiêu cực về môi trường cũ chỉ khiến bạn bị mất điểm và trở thành kẻ vô ơn. 

Với dạng câu hỏi này, thay vì nói quá nhiều về môi trường cũ, bạn hãy nhấn mạnh hơn về những khía cạnh mà công ty mới tốt hơn, phù hợp với mong muốn của bạn.

Ví dụ như: “Công ty cũ của tôi khá tốt. Tuy nhiên, điều kiện làm việc ở đây giúp phát huy tối đa năng lực của mình. Tôi tin với những kinh nghiệm tích lũy, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc của mình ở môi trường mới này.”  

 

Trả lời “Tôi không biết”

Khi phỏng vấn, có những vấn đề không phải lúc nào bạn cũng biết cách giải quyết. Tuy nhiên, tuyệt đối không được trả lời “Tôi không biết” ngay khi vừa nhận được câu hỏi. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không có tính kiên nhẫn tìm hiểu cách giải quyết vấn đề. 

Thay vào đó, bạn có thể trả lời như sau: “ Câu hỏi này khá hay. Xin cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ câu trả lời cho vấn đề đó.”  

 

Từ chối trả lời câu hỏi

Vòng phỏng vấn trực tiếp là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm hiểu kỹ hơn thông tin về bạn. Nếu như nhận được câu trả lời “Tôi xin phép không trả lời vấn đề này” khiến bạn bị mất điểm trầm trọng. Bởi điều đó giống như bạn đang che giấu điều gì và tạo cảm giác không đủ thiện chí cho công việc này. 

Bạn có thể chọn cách nói tránh hay trả lời tương đối về vấn đề. Ví dụ như, khi được hỏi mức lương ở công ty cũ, bạn có thể trả lời như sau: “ Thu nhập của tôi ở môi trường cũ khoảng 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, với kinh nghiệm hiện có, tôi có thể làm nhiều hơn thế và mong muốn được cải thiện thu nhập tốt hơn ở môi trường mới”. Cách này giúp bạn trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng, vừa giúp bạn thể hiện mong muốn ở công ty mới. Nhà tuyển dụng sẽ biết bạn kỳ vọng điều gì khi bước sang doanh nghiệp mới này.

 

Thảo luận về quyền lợi kém tinh tế

Dù biết mục đích chính của làm việc là tạo thu nhập để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên, bạn cần biết cách đề cập đến lương và chế độ đúng thời điểm. Trước tiên, hãy dành thời gian để bạn và nhà tuyển dụng tìm hiểu về nhau trước. Hoặc tốt nhất là nên để phía công ty đề cập trước đến lương thưởng. Nếu sau quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn chưa đề cập đến quyền lợi làm việc nhiều, bạn có thể hỏi họ ở cuối buổi phỏng vấn.

Việc đề cập đến chế độ phúc lợi lịch sự còn sẽ giúp cho người đối diện cảm thấy thoải mái trả lời thắc mắc từ bạn. Vì thế, hãy khéo léo khi đặt câu hỏi này cho nhà tuyển dụng nhé.

 

Hỏi về thông tin công ty 

Hiện nay, thông tin của doanh nghiệp luôn được đề cập trên website. Bạn có thể tìm kiếm chúng thông qua google, bài đăng tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì thế, đừng đặt câu hỏi như “Doanh nghiệp bạn kinh doanh lĩnh vực gì? Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là gì?” Khi những thông tin trên đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Điều đó chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị kỹ và khả năng tìm kiếm thông tin hạn chế. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kém năng lực tự tìm hiểu và cảm thấy bạn chưa sẵn sàng cho công việc này. Vì thế, đừng hỏi những câu sáo rỗng như thế nếu không muốn bị đánh trượt khỏi vòng phỏng vấn này nhé.

 

Nói về sở thích cá nhân qua loa

 

Nhiều bạn khi đối mặt với câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?” thường trả lời rất hạn chế. Thông tin bạn cung cấp quá ít sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nhiệt tình với câu hỏi và chỉ thích nói suông. Thay vì nói “Tôi thích đọc sách, xem phim, chơi thể thao.”  Bạn có thể giải thích thêm về những đam mê của mình như: Bạn thích đọc thể loại sách gì? Chơi giỏi bộ môn thể thao nào? Và sắp xếp cho những đam mê đó ra sao? Thông qua điều đó, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn. Biết đâu một trong những sở thích của bạn phù hợp với công ty. Đây có thể là điểm cộng giúp bạn nổi trội hơn ứng viên khác. 

 

“Tôi thích công ty này” và không giải thích gì thêm

Đừng bao giờ trả lời như thế vì nó khiến người đối diện cảm thấy bạn nói suông. Hãy giải thích rõ câu nói trên bằng việc phân tích những khía cạnh nổi trội như: thu nhập ổn định, môi trường tạo điều kiện thăng tiến,… để giúp câu trả lời của bạn không quá nhạt nhòa.

Dù là câu hỏi này hay bất cứ câu hỏi nào, đừng trả lời quá ngắn hay trống không sẽ khiến người đối diện đánh giá bạn không biết cách giao tiếp khéo léo. Đừng để bị đánh giá thấp chỉ vì lỗi này nhé.

 

“Tôi giỏi lĩnh vực này lắm”

Thông thường, chúng ta luôn cố làm bản thân nổi bật để thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng khoe mẽ quá đà sẽ khiến bạn trở nên lố bịch. Không may bị bóc trần sự thật, bạn sẽ bị đánh giá không trung thực qua thông tin cung cấp. Vì thế, hãy đề cập đến điểm mạnh bản thân vừa phải và kể về tình huống xử lý ở quá khứ để thêm phần chắc chắn cho câu nói của bạn.

 

“Thông tin cá nhân của tôi được đề cập trong CV”

Nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên giới thiệu bản thân dù thông tin đó đã được đề cập sẵn trong CV. Tại sao họ làm thế? Bởi nhà tuyển dụng muốn kiểm tra những gì bạn nói có giống đã viết trong hồ sơ hay không. Thông qua đó, họ cũng đánh giá được khả năng trình bày của bạn. Đây cũng là cơ hội để bạn tự làm nổi bật bản thân mình. Nên khi nhà tuyển dụng muốn “nhường sân” cho bạn thể hiện, đừng nói “Không” với yêu cầu này nhé.

Trên đây là những chia sẻ về 9 điều “cấm” không nên nói khi phỏng vấn. Hy vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Chúc các bạn may mắn và sớm tìm được công việc như ý.

 

>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.