Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Cách để Trở thành một sinh viên giỏi

Có lẽ học đại học là một trải nghiệm ngột ngạt với quá nhiều việc phải làm, nhưng thời gian dường như lại không đủ. Để quãng giời gian học đại học mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cần học tốt tại lớp, tận dụng các cơ hội ngoại khóa và chuẩn bị cho sự nghiệp sau khi rời ghế nhà trường. Học đại học có thể là thời gian vui vẻ và thú vị, đặc biệt khi bạn quyết tâm sử dụng hiệu quả thời gian của mình.

Phần I: Học tốt trên lớp

  • Không trốn học. Đừng ỷ vào số giờ học "ma thuật" mà nhà trường cho phép bạn nghỉ nhưng vẫn không cấm thi. Cúp tiết đồng nghĩa với việc bạn bỏ lỡ một số kiến thức và không được tham gia thảo luận. Một số giáo sư điểm danh để tính điểm tham gia tiết học vào điểm số cuối kỳ. Tuy nhiên, ngay cả khi họ không quy định điều này thì việc đến lớp vẫn tạo ấn tượng tốt cho giáo sư và trợ lý giảng dạy.
    •  Chỉ nghỉ học nếu bạn thật sự ốm - quá mệt đến độ không thể tiếp thu được bất kì điều gì từ bài giảng.
    • Nếu bạn cần có động lực thì hãy cân nhắc số tiền bỏ ra cho mỗi giờ học. Học phí đại học trung bình hàng năm là khoảng 10 triệu đồng. Mỗi học kỳ có khoảng 200 tiết học, như vậy bạn phải trả khoảng 50 nghìn đồng cho mỗi tiết để được đặc quyền ngồi nghe giáo viên giảng. Không đến lớp đồng nghĩa với việc bạn đốt cháy 50 nghìn đồng vô ích. Bạn có làm như thế không?
  • Ghi chép bài đầy đủ. Trí nhớ của bạn không bao giờ tốt như bạn nghĩ. Có lẽ có nhiều việc khiến bạn phải ghi nhớ khi đến lớp. Việc ghi chép đầy đủ sẽ giúp bạn tham gia tốt hơn vào hoạt động của lớp (phát biểu và thảo luận) và tạo nền tảng tốt để chuẩn bị cho các kỳ thi.
    • Đối với các môn học được sắp xếp dựa trên chủ đề rõ ràng và theo trật tự hợp lý, như lịch sử hay sinh học, phương pháp Cornell có thể giúp bạn ưu tiên cho các thông tin quan trọng nhất.
  • Tham gia vào giờ học. Đặt câu hỏi cho giáo viên, trả lời nếu họ hỏi, và đóng góp vào các buổi thảo luận. Tham gia tích cực vào giờ học sẽ giúp bạn gắn kết với nội dung bài học, và hiểu rõ hơn những gì giáo viên muốn truyền đạt.
    • Ngồi ở hàng ghế đầu hoặc tối thiểu là không ngồi cuối lớp sẽ giúp bạn tập trung dễ hơn và đặt bạn vào chính giữa tầm nhìn của giáo viên.
  • Dành thời gian cho việc học. Sự thành công trên ghế nhà trường phụ thuộc vào việc chuẩn bị của bạn trước khi đến lớp, do đó bạn cần dành thời gian xem lại bài vở, đọc sách giáo khoa trước mỗi giờ học. Khi học thì bạn nên tìm nơi yên tĩnh và loại bỏ các nguồn gây xao nhãng. Nguyên tắc chung là dành hai giờ học cho mỗi giờ ngồi trên lớp.
    • Nhóm học tập (học chung với các sinh viên khác trong lớp) có thể hữu ích, nhưng cũng dễ khiến các bạn sa đà vào việc khác. Bạn nên tham gia vào nhóm nào có thể giúp mình ôn lại bài vở, và dành phần lớn thời gian vào việc học thay vì tán gẫu.
    • Đừng học nhồi! Làm một sinh viên giỏi không chỉ là đạt điểm số tốt trong các kỳ thi, mà bạn cần phải giữ lại các thông tin hữu ích cho công việc thực tế sau này. Khi học nhồi, bạn có thể nhớ đủ thông tin để vượt qua kỳ thi, nhưng nhiều khả năng bạn sẽ quên gần hết chỉ sau một hay hai ngày. Hàng chục triệu đồng chi vào việc học sẽ chỉ trở thành khoản đầu tư thông minh khi bạn thật sự nhớ được kiến thức cho công việc sau này.
    • Bố trí các buổi học trong vài ngày là cách tốt nhất để đảm bảo bạn nhớ được kiến thức sau đó. Thay vì dành 9 giờ để học cấp tốc cho kỳ thi, bạn nên bắt đầu học sớm hơn và chỉ học 1-2 tiếng mỗi ngày trong 3 hay 4 ngày liên tục. Nếu bạn có thể lên kế hoạch thật sớm để phân bố việc học trong vài tuần thì kết quả sẽ còn tốt hơn
  • Tránh trì hoãn. Không có giáo viên nào than phiền về việc sinh viên hoàn thành sớm bài tập về nhà. Cố gắng giải quyết xong một nhiệm vụ sẽ giảm áp lực cho bạn, và giúp bạn dễ dàng giải quyết các nhiệm vụ khác đúng hạn.
    • Đôi khi bạn cần phải thức suốt đêm để hoàn thành bài tập về nhà. Việc trì hoãn sẽ chỉ làm tăng khả năng phải thức đêm, và nếu học sớm thì bạn sẽ không phải thức khuya để học.
    • Đặt ra mục tiêu năng suất học tập, chẳng hạn viết 200 từ mỗi ngày cho bài luận hoặc giải sáu bài toán. Các mục tiêu nhỏ này dường như dễ làm nên bạn sẽ bớt trì hoãn. Tuy nhiên, kết quả học tập sẽ tích lũy nhanh chóng.
    • Tránh khiến mình cảm thấy tội lỗi để phải học. Các động lực từ bên ngoài như "Mình nên làm việc này để bố mẹ không nổi giận" không thể mạnh mẽ bằng động lực nội tại như "Mình phải làm tốt bài thi đó để đạt được điểm cao và được nhận vào trường y". Bạn có thể vượt qua sự trì hoãn nếu đặt ra các mục tiêu tích cực cho bản thân và nhắc nhở mình rằng công việc sẽ giúp bạn đạt được chúng.
  • Giao tiếp hiệu quả với giáo viên. Giáo viên muốn bạn học tốt trên lớp nên bạn hãy tự do đặt câu hỏi về bài học. Mọi giáo viên đều có giờ trực tại văn phòng, do đó bạn có thể ghé qua giới thiệu mình, hỏi về môn học hay thảo luận về điểm số. Việc này sẽ giúp họ biết nhiều hơn về bạn, điểm mạnh và điểm yếu của bạn, và cung cấp thông tin phản hồi tốt hơn để cải thiện việc học cho bạn.
    • Đừng quên các trợ lý giảng dạy. Nhiều người trong số họ có kiến thức sâu rộng về ngành học của bạn. Đối với các lớp có đông sinh viên thì chính họ, không phải giáo sư, là người đảm nhận hầu hết việc chấm điểm.
    • Tốt nhất là bạn nên sớm thiết lập mối quan hệ với họ. Nếu lần đầu tiên giáo viên biết đến bạn là vào buổi tối trước bài thi giữa kỳ khi nửa học kỳ đã trôi qua, họ có thể không xem trọng thái độ học của bạn như khi bạn đến gặp họ sớm hơn và thường xuyên đặt câu hỏi.
  • Hãy tự tin. Thái độ của sinh viên đối với giờ học sẽ quyết định sự thành công của họ. Nếu bạn tin mình có khả năng hiểu bài và thành công thì khả năng thành công của bạn sẽ tăng. Đừng nghĩ về những khó khăn của công việc mà hãy nghĩ xem bạn sẽ vượt qua khó khăn đó như thế nào.
    • Nếu bản tính của bạn là e ngại hoặc sợ chia sẻ quan điểm trong lớp, hãy nhắc nhở mình rằng giáo viên muốn bạn học. Nói chung, lớp học là "nơi an toàn" để mọi người chia sẻ quan điểm, đặt câu hỏi và thảo luận. Cố gắng đừng bận tâm về việc mình có ngớ ngẩn hay không mỗi khi đặt câu hỏi - có khả năng nhiều bạn khác cũng có câu hỏi đó nhưng không dám hỏi. Bạn có thể là người mở đường cho họ!

Phần 2: Tận hưởng đời sống xã hội

  • Tham gia vào một nhóm hay câu lạc bộ. Không phải lúc nào bạn cũng có thể theo đuổi đam mê trong lớp học. Hãy tìm các nhóm hay hoạt động nào đó mà bạn thích, hoặc tham gia hoạt động ứng dụng thực tiễn bài học. Các hoạt động này là cách rất tốt để bạn gặp gỡ và kết bạn mới.
  • Tham dự các sự kiện của trường. Trường đại học thường tổ chức rất nhiều sự kiện văn hóa, trí tuệ và thể thao để sinh viên tham gia. Hãy tận dụng các chương trình này và tham gia vào đời sống văn hóa của trường, có một số sự kiện bạn sẽ không bao giờ có cơ hội tham gia sau này.
  • Sắp xếp thời gian. Không giống như trường phổ thông, không có ai theo dõi bạn và hoạt động của bạn tại trường đại học, vì vậy bạn sẽ phải tự mình làm việc. Đặt mức độ ưu tiên cho từng sự kiện và công việc dựa trên thời hạn và tầm quan trọng của chúng, sao cho bạn có thể đạt được mục tiêu cuối cùng. Thời gian biểu của bạn không nên chỉ xoay quanh bài vở, do đó bạn cần sắp xếp thời gian cho các hoạt động và sở thích cá nhân.
  • Có một điều bạn có thể thấy là thời gian biểu sẽ quá tải với các giờ học, giờ làm việc, sự kiện xã hội và các hoạt động khác. Việc sắp xếp thời gian biểu đôi khi đòi hỏi bạn phải biết loại bỏ việc gì.
  • Kết bạn. Nghiên cứu cho thấy sinh viên năm nhất thường chịu áp lực rất lớn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo bạn sử dụng hiệu quả thời gian tại trường đại học là kết bạn với nhiều kiểu người khác nhau, và kiên nhẫn giao lưu với họ.
    • Tạo dựng một mạng lưới xã hội vững chắc tại trường đại học cũng có liên quan đến hiệu quả làm việc sau này.
    • Điều này không có nghĩa bạn nên tiệc tùng hàng đêm, cúp tiết và không làm bài tập về nhà. Thay vào đó, bạn phải tìm cách tạo sự cân bằng lành mạnh. Thậm chí bạn có thể kêu gọi bạn bè tham gia vào giờ học và các hoạt động khác, như đội thể thao hay nhóm tranh luận.
  • Xác định liệu có nên (và khi nào) tham gia Greek Life. Tại nhiều trường đại học, Greek Life - hệ thống các hội nam sinh và hội nữ sinh - đóng góp một phần lớp vào trải nghiệm đời sống sinh viên. Làm thành viên của Greek Life có thể mang lại nhiều lợi ích như cơ hội tham gia các mạng lưới giao lưu và hỗ trợ, nhưng bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian cho nó. Điều này đặc biệt gây áp lực cho sinh viên năm nhất, khi bạn đang làm quen với các trải nghiệm mới tại trường. Một số chuyên gia khuyên bạn nên chờ đến năm hai để tham gia vào hội nam sinh hay hội nữ sinh. Khi đó bạn đã có một nền tảng kiến thức vững chắc.

Phần 3: Chuẩn bị để tốt nghiệp

  • Chọn các lớp học phù hợp. Chọn các khóa học mà bạn yêu thích và hứng thú nghiên cứu. Điều này sẽ dẫn bạn đến với các đề tài hấp dẫn và lợi ích, thay vì chỉ theo đuổi các môn học dễ.
    • Tránh chọn môn chuyên ngành một cách vội vàng. Không có ích lợi gì khi bạn quyết định ngay môn chuyên ngành, trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắn muốn theo đuổi một lĩnh vực cụ thể. Học thử các lớp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để biết mỗi môn chuyên ngành yêu cầu làm những gì.
  • Theo dõi tiến độ. Bạn nên tốt nghiệp đúng hạn, vì vậy bạn phải hoàn thành tất cả các yêu cầu của trường học và môn chuyên ngành. Bạn cần tích lũy đủ số tín chỉ và điểm số phải đáp ứng được kỳ vọng. Chú ý đến những thứ không liên quan đến học thuật, như yêu cầu về sức khỏe thể chất.
    • Đa số các trường đại học đều có máy tính xác định "tiến độ học tập" trên trang web của họ, nếu không thì bạn hãy hỏi nhân viên tư vấn.
  • Đừng vì điểm số mà chọn môn học dễ. Học đại học phải khó khăn, và bạn nên sẵn sàng đối phó với thất bại, hoặc ít nhất là không đạt kết quả tốt như tại trường phổ thông. Cuộc sống sau đại học sẽ không phụ thuộc vào điểm số bạn đạt được, mà là cách bạn học hỏi để đối phó với thất bại.
  • Sử dụng văn phòng dịch vụ nghề nghiệp của trường. Mọi trường đều có văn phòng này. Tìm hiểu xem các sinh viên tốt nghiệp từ trường hay chuyên ngành của bạn sẽ đi làm việc gì. Họ có thể giúp bạn tạo bản lý lịch, điền hồ sơ xin việc và cung cấp các chỉ dẫn hữu ích khác cho những bước tiếp theo.
  • Xin thực tập hoặc làm công việc chuyên môn. Nếu được thì bạn nên tìm một công việc cho phép mình ứng dụng kiến thức đã học. Bạn có thể thu được kinh nghiệm chuyên môn quý giá cho tương lai.

​Bài viết và hình ảnh: sưu tầm trên internet.

 

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.