Xem video "Phỏng vấn mô phỏng - 6 Chuyên đề tìm việc thành công" tại:
https://youtu.be/BbNTr_daT7U
Chào mừng các bạn đến với Trung tâm Hướng nghiệp và tư vấn việc làm Trường Đại học Mở Tp.HCM. Là một trung tâm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người học. Chúng tôi mong muốn bạn học tập thật tốt và có việc làm phù hợp sau khi ra Trường. Điều mà Nhà trường và gia đình và chính bạn luôn mong muốn để đạt được.
Chúng tôi muốn các bạn tìm hiểu qua 6 chuyên đề tìm việc thành công:
Phần 1.Các kênh tìm việc
Phần 2.Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Phần 3.Ứng tuyển vào cơ quan, doanh nghiệp
Phần 4.Tham dự phỏng vấn.
Phần 5.Thử việc tại doanh nghiệp.
Phần 6.Làm việc và thăng tiến trong công việc.
Phần 1: Các kênh tìm việc:
Ngày nay, các kênh tìm việc đã trở nên phổ biến và rộng khắp với nguồn tin đa dạng và đầy đủ do sự phát triển của internet. Bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin việc làm thông qua:
- Cổng thông tin việc làm của Trường.
- Cổng tuyển dụng trực tuyến của các doanh nghiệp.
- Cổng tuyển dụng của các đơn vị dịch vụ việc làm.
- Ngày hội nghề nghiệp.
- Qua mạng xã hội.
- Qua người thân quen.
Nếu bạn thật sự chú tâm cho tìm việc, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, bạn cũng dễ dàng tìm thấy hàng trăm việc làm đang cần nhân sự.
Phần 2: Chuẩn bị Hồ sơ xin việc.
Hồ sơ xin việc là một thủ tục mà thông qua đó, Doanh nghiệp nhận ra bạn đã ứng tuyển và bước đầu thấy bạn có phù hợp hay không? Để có ấn tượng tốt nhất với doanh nghiệp, hồ sơ của bạn không chỉ đủ thông tin theo yêu cầu mà đòi hỏi phải tốt hơn ứng viên khác, do vậy, Bạn cần có sự quan tâm và chuẩn bị thật tốt:
- Thư xin việc
- CV cá nhân
- Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ.
- Lý lịch cá nhân.
Trong đó nhấn mạnh về CV, Nếu CV bạn tốt là điểm cộng để doanh nghiệp mời đến phỏng vấn. CV tốt là CV ngắn gọn nhưng đủ thông tin:
- Có thông tin cá nhân
- Có mục tiêu nghề nghiệp
- Có quá trình học tập, rèn luyện
- Có nêu về kỹ năng và mức độ đánh giá.
- Có kinh nghiệm làm việc.
- Có người tham khảo thông tin.
Bạn nên nhớ rằng, CV là ấn tượng tốt để được mời phỏng vấn, không có nghĩa bạn có CV tốt là trúng tuyển, do đó bạn cần chú ý thêm các bước tiếp theo.
Phần 3: Ứng tuyển vào doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu, sẽ thông tin tuyển dụng ra bên ngoài. Bạn cần xem rõ “Mô tả công việc” Yêu “cầu tuyển dụng” phương thức ứng tuyển.
Sở dĩ bạn cần xem kỹ, vì bạn cần phải làm rõ vấn đề bạn có thực sự phù hợp với công việc đó không? tính đáp ứng của bạn với yêu cầu tuyển dụng.
Bạn cần nộp hồ sơ ứng tuyển đúng theo yêu cầu của Doanh nghiệp. Cần chú ý cách trình bày, các soạn mail và cách trả lời mail khi nhận được phản hòi của doanh nghiệp. Nhiều ứng viên tiềm năng đã lỡ dịp ứng tuyển do nộp hồ sơ không đúng yêu cầu về phương thức và thời hạn của doanh nghiệp. Hãy nghiêm túc nộp hồ sơ, đừng rải hồ sơ chờ may mắn.
Phần 4: Tham dự phỏng vấn.
Sau khi doanh nghiệp đã sàng lọc hồ sơ bạn sẽ được mời đến phỏng vấn. Việc “chạm ngõ” doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải chuẩn bị chu đáo:
Trước phỏng vấn: Khi nhận được thư mời phỏng vấn, điều bạn nên làm là phúc đáp xác nhận lịch phỏng vấn với doanh nghiệp; tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp, về lĩnh vực ứng tuyển và vị trí mình đã nộp hồ sơ. Chuẩn bị cho mình một trang phục chuẩn mực. Hãy tìm hiểu về đường đi đến nơi phỏng vấn bằng phương tiện nào phù hợp và thuận tiện nhất.
Trong phỏng vấn: Bạn cần tự tin và thoải mái, giảm căng thẳng. Bạn chú ý đến cách đi đứng. Chú ý ngôn ngữ cơ thể, cách chào hỏi, ngồi vào bàn phỏng vấn, cách trao đổi, cách đặt câu hỏi, cách lắng nghe và ghi chép.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Tóc được chải thẳng, nghiêm túc.
- Khi ngồi: thẳng lưng, tay để trên bàn.
- Cách nhận và để namecard trên bàn.
- Khi nghe – nói cần nhìn về đối phương.
- Cần có câu hỏi với người phỏng vấn.
Sau phỏng vấn: Có lời cảm ơn, chào tạm biệt. Đừng quên gửi thư cảm ơn người đã mời mình đến phỏng vấn.
Phần 5: Thử việc tại cơ quan doanh nghiệp.
Bạn đã vượt qua kỳ phỏng vấn, và là người vào vòng “chung kết” điều đó chưa đồng nghĩa với việc đã nhận vào làm chính thức. Bạn có khoảng 60 ngày để thử việc, điều bạn cần làm là:
- Chăm chỉ, cần mẫn, chịu khó học việc.
- Giúp đỡ đồng nghiệp, lắng nghe và hỗ trợ dù là việc vặt, việc không tên.
- Tôn trọng đồng nghiệp, tôn trọng giờ giấc, luôn luôn đúng giờ.
- Thay câu hỏi: em phải làm thế nào bằng câu Em làm như vậy anh chị thấy thế nào.
- Tránh sa vào chuyện riêng tư.
- Luôn biết làm mới bản thân và giữ sự thoải mái nhưng tinh tế, lịch thiệp.
- Thiết lập mối quan hệ và rèn dũa kỹ năng.
Phần 6: Làm việc và thăng tiến.
Để trở thành nhân viên chính thức, bạn đã nỗ lực rất nhiều, càng nỗ lực hơn để thành công trong giai đoạn mới.
- Biết chịu áp lực trong công việc,
- Nỗ lực mỗi ngày, cố gắng mỗi ngày.
- Tôn trọng văn hóa doanh nghiệp và hòa mình tích cực vào hoạt động chung.
- Bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ.
- Mỗi ngày đi làm như một ngày đầy năng lượng.
- Luôn luôn lắng nghe và hành động chuyên nghiệp.
Bên ngoài kia còn nhiều thứ, Trường lớp chưa dạy bạn, hãy cầu thị và nỗ lực, bạn thành công, cuộc sống trở nên hạnh phúc, đấy là niềm vui của bạn, của gia đình và của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi tin tưởng bạn thành công bằng sự nỗ lực và hành động tích cực ngay hôm nay.
(ThS. Nguyễn Lê Minh Long)
|