5 ĐIỀU MÀ NTD THÍCH Ở NHÂN SỰ GEN Z
Gen Z là ai?
Là những người sinh từ năm 1997 đến 2012 – đã và đang bước vào thị trường lao động với số lượng ngày càng tăng.
Là những người sinh ra trong kỷ nguyên của công nghệ số, lớn lên cùng với sự phát triển bùng nổ của Internet, điện thoại thông minh, và mạng xã hội. Họ thường được coi là thế hệ đầu tiên "ngập tràn" trong công nghệ ngay từ khi còn nhỏ, khiến cho cách Gen Z suy nghĩ, làm việc và giao tiếp rất khác so với các thế hệ trước.
Mác “Gen Z”
Một số nhân sự Gen Z thường bị nhà tuyển dụng gắn với những “cái mác” tiêu cực bởi tính thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc, bồng bột, xốc nổi, không ngại việc bật lại sếp, v.v. Nhà tuyển dụng cũng thường cho rằng Gen Z dễ bị xao nhãng, đặc biệt là khi thế hệ này luôn gắn liền với các thiết bị điện tử và mạng xã hội.
Tuy nhiên, những cái mác này không hoàn toàn phản ánh đúng thực tế về Gen Z. Thế hệ đặc biệt có những phẩm chất và giá trị đáng quý mà nhà tuyển dụng đang ngày càng nhận ra và trân trọng.
5 điều nhà tuyển dụng thích ở nhân sự gen Z
- Sự hiểu biết và ứng dụng công nghệ cao:
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Gen Z là sự thành thạo về công nghệ. Được sinh ra và lớn lên trong thời đại số, Gen Z không chỉ quen thuộc với công nghệ từ sớm mà còn có khả năng khai thác tối đa các công cụ kỹ thuật số để nâng cao hiệu suất công việc. Họ có thể dễ dàng tiếp cận, học sử dụng các phần mềm, ứng dụng và nền tảng trực tuyến để hỗ trợ công việc. Điều này giúp họ trở thành nguồn nhân lực lý tưởng trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay.
Các nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao sự nhạy bén này, bởi lẽ nó không chỉ giúp công ty nhanh chóng nắm bắt các xu hướng công nghệ mới mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình đào tạo.
- Không ngại thử sức với điều mới và khả năng sáng tạo
Gen Z nổi bật với sự năng nổ và khả năng sáng tạo không ngừng. Họ luôn sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới và không ngại thất bại.
Nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ này đã bắt đầu các dự án khởi nghiệp của riêng mình ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Điều này chứng tỏ sự quyết tâm, khả năng lãnh đạo, khả năng tự học hỏi, tự quản lý công việc và tư duy sáng tạo của họ. Đây đều là những yếu tố, kỹ năng mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhân viên của mình có được.
- Khả năng thích nghi và học hỏi nhanh chóng:
Gen Z có khả năng thích nghi với môi trường làm việc và thay đổi nhanh chóng, một phần do họ đã quen với sự biến đổi liên tục của công nghệ và xã hội từ khi còn nhỏ. Điều này giúp Gen Z dễ dàng tiếp thu điều mới, kiến thức mới, nhanh chóng nắm bắt quy trình công việc và không ngại đối mặt với thử thách.
Khả năng học hỏi nhanh chóng không chỉ giúp Gen Z làm việc hiệu quả hơn mà còn mở ra cơ hội cho họ trong việc phát triển sự nghiệp. Các nhà tuyển dụng rất coi trọng khả năng này, bởi họ biết rằng một nhân viên có khả năng thích nghi tốt sẽ không ngại học hỏi, không ngừng tiến bộ và mang lại những giá trị mới mẻ cho doanh nghiệp.
- Thành thạo nhiều kỹ năng khác nhau:
Thành thạo nhiều kỹ năng là một trong những điểm mạnh khác của Gen Z. Lối sống hiện đại cộng với suy nghĩ tiên tiến từ các bậc phụ huynh đã giúp cho Gen Z có điều kiện phát triển kỹ năng trong đa lĩnh vực từ kỹ thuật, ngôn ngữ đến kỹ năng mềm như giao tiếp và lãnh đạo. Điều này cho phép họ dễ dàng thích nghi và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau tại doanh nghiệp.
- Cập nhật xu hướng tốt
Một trong những điểm mạnh nổi bật của Gen Z là khả năng cập nhật xu hướng một cách nhanh chóng. Nhờ sự am hiểu sâu rộng về công nghệ và mạng xã hội, họ luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi mới nhất trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này giúp Gen Z không chỉ theo kịp mà còn dẫn đầu các xu hướng, mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thấu hiểu người tiêu dùng.
Những ứng viên có khả năng cập nhật xu hướng tốt thường sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao vì ứng viên cho thấy được sự nhạy bén trong thị trường. Chính những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo đó sẽ mang đến nhiều lợi thế cho doanh nghiệp ngày nay.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.