ĐÁNH BAY NỖI SỢ THUYẾT TRÌNH - TỰ TIN CHINH PHỤC MỌI ÁNH NHÌN!
Trong môi trường đại học, thuyết trình là một hoạt động quan trọng, xuất hiện trong hầu hết các môn học và thường chiếm tỷ lệ điểm khá cao trong điểm quá trình. Tuy nhiên, không ít sinh viên cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi phải đứng trước lớp để trình bày.
Bạn đã từng rơi vào tình trạng tim đập nhanh, mồ hôi tay, lắp bắp hoặc quên mất nội dung khi thuyết trình chưa? Nếu có, đừng quá lo lắng! Sự tự tin khi thuyết trình không phải là khả năng bẩm sinh mà hoàn toàn có thể rèn luyện qua thời gian.
Trong bài viết này, Openuniworks sẽ chia sẻ những mẹo thực tế giúp bạn thuyết trình một cách tự tin, chuyên nghiệp và cuốn hút hơn nè.
Đừng học thuộc - hãy học hiểu
Việc học thuộc bài trước khi thuyết trình là điều cần thiết nhưng nếu học vẹt thì không được khuyến khích. Có thể việc học thuộc sẽ giúp bạn nói đúng được nội dung bài, đúng số liệu, đúng khái niệm nhưng điều này sẽ dễ khiến bản thân cuốn vào việc nhớ để nói ra và ậm ừ trong suốt quá trình thuyết trình.
Thay vào đó, hãy:
-
Dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu trước nội dung mà mình sẽ thuyết trình.
-
Nắm vững nội dung chính thay vì học thuộc từng câu chữ.
-
Dùng sơ đồ tư duy hoặc gạch đầu dòng những ý quan trọng để dễ nhớ hơn.
Tác phong chuyên nghiệp
Trước khi giảng viên và các bạn lắng nghe phần trình bày, thứ họ quan sát đầu tiên là ngoại hình và phong thái của bạn. Một bộ trang phục chỉn chu giúp bạn tạo ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý. Hãy ưu tiên:
-
Áo sơ mi kết hợp với quần tây hoặc chân váy.
-
Áo thun đóng thùng với quần tây nếu muốn thoải mái hơn.
Ngoài trang phục, cách nói chuyện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tốt khi thuyết trình. Nhiều bạn sinh viên có thói quen nói quá nhanh vì căng thẳng hoặc quá chậm do lo lắng, điều này khiến bài thuyết trình trở nên kém hấp dẫn và khó hiểu hơn. Do đó, bạn hãy:
-
Nói chậm rãi, rõ ràng, đặc biệt là những từ khóa quan trọng.
-
Ngắt nghỉ hợp lý để tạo điểm nhấn và giúp người nghe dễ theo dõi.
-
Điều chỉnh âm lượng phù hợp, không quá nhỏ nhưng cũng đừng hét lên.
Chuẩn bị và trao đổi kỹ càng với team trước khi thuyết trình
Nếu bạn làm bài nhóm, hãy trao đổi kỹ với các thành viên trước khi thuyết trình để đảm bảo bài nói mạch lạc, không bị chồng chéo hoặc thiếu sót.
-
Thống nhất nội dung: Ai sẽ nói phần nào? Cách dẫn dắt ra sao? Ai chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi?
-
Kiểm tra lại slide: Hãy rút gọn những nội dung chính mà bạn sẽ trình bày và đưa cho team PPT/Canva xem trước để quá trình thiết kế slide trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đồng thời, một điều mà các bạn thường không để ý đó là quan sát slide trước khi thuyết trình, nên nhớ rà soát lại nội dung để quá trình thuyết trình trở nên suôn mượt hơn nè.
-
Thử tập trước: Mỗi thành viên nên tập nói trước nhóm ít nhất một lần để đảm bảo nội dung ăn khớp và xem thời gian thuyết trình có thiếu hay vượt mức mà giảng viên quy định hay không.
Luyện tập trước gương hoặc quay video
Một trong những cách hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng thuyết trình là tự luyện tập trước gương hoặc quay video.
-
Đứng trước gương để quan sát biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể, cách cử động tay.
-
Quay video lại phần thuyết trình của mình để xem mình nói có bị lặp từ không, có bị ngập ngừng không.
-
Nếu có thể, hãy tập thử trước bạn bè và nhờ họ góp ý để cải thiện.
Tương tác với người nghe
Việc tương tác với người nghe khi thuyết trình giúp họ không bị choáng ngợp vào vòng xoáy lý thuyết. Vậy nên hãy chuẩn bị trước tầm 1-2 câu hỏi mở để khiến không khí trở nên sôi động hơn.
Bên cạnh đó, giao tiếp bằng mắt cũng là một hoạt động tương tác với người nghe. Nếu sợ nhìn thẳng vào mắt họ, hãy nhìn vào 3 điểm cuối vách tường (trái - giữa - phải) để giữ sự tự nhiên.
Nếu đang thuyết trình mà đột nhiên quên mất nội dung thì chữa cháy như thế nào?
Ngay cả những người có kinh nghiệm cũng có lúc quên mất nội dung khi thuyết trình. Nếu điều này xảy ra, đừng hoảng loạn!
-
Giữ bình tĩnh, hít thở sâu để lấy lại sự tự tin.
-
Tạm dừng vài giây và nhìn lướt qua slide để nhớ lại ý tiếp theo.
-
Nếu làm bài nhóm, có thể nhờ bạn trong nhóm hỗ trợ bằng cách nhắc ý hoặc chuyển phần nói cho người tiếp theo.
-
Hoặc nếu bạn đã nhìn lướt vào slide rồi nhưng cũng chẳng nhớ phải nói nội dung gì thì hãy bỏ qua phần này luôn và chuyển tiếp sang slide khác để tiếp tục trình bày. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì giảng viên sẽ đánh giá thấp sự chuẩn bị của bạn.
Kết lại
Không ai thuyết trình giỏi ngay từ đầu, nhưng càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng tự tin hơn. Chỉ cần chuẩn bị kỹ, luyện tập và áp dụng các mẹo trên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nói trước lớp. Chúc các bạn thành công trong bài thuyết trình sắp tới nhé.
Nguồn: Tham khảo từ nhiều nguồn.
Tin khác
[Trở về]
Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.