5 BÍ QUYẾT XÓA TAN NỖI ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ MANG TÊN "THỨ HAI"
Hình ảnh tất bật với công việc và chen chút nhau trên đường đi làm sau ngày cuối tuần nghỉ ngơi đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi cơ thể vẫn còn muốn tận hưởng chưa hòa nhập với công việc. Làm sao để nạp năng lượng bắt đầu cho tuần mới? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bí quyết đánh bay nỗi sợ mang tên “Thứ hai” sau đây nhé.
Sợ ngày đầu tuần – căn bệnh chung của nhiều người
Trong suy nghĩ của nhiều người, ngày đầu tuần được ví như khởi đầu mới tràn đầy năng lượng. Đây là thời điểm con người tràn đầy sức sống và hăng say làm việc. Nhưng thực tế không phải vậy. Thứ hai được coi như nỗi ám ảnh của nhiều người lao động. Khi chuông báo thức đã reo nhưng cơ thể vẫn chưa muốn thức dậy. Nghĩ đến nỗi ám ảnh chen chúc trên đường đi làm, áp lực công việc đang chờ đợi khiến nhiều người thêm ngao ngán. Chính vì thế, mọi người thường có cảm giác “thứ hai” là ngày dài nhất trong tuần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến nổi ám ảnh này ?
Chọn sai việc
Người ta vẫn bảo nhau rằng : Chỉ cần làm việc mình thích, bạn có thể làm việc không ngừng nghỉ. Quả thực như thế, nếu bạn làm việc vì đam mê sẽ cảm giác thời gian trôi qua rất nhanh. Bởi từng phút giây trôi qua bạn đang cháy hết mình với công việc yêu thích, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi và hào hứng với việc đang làm.
Ngược lại, bạn làm việc với tâm trạng đối phó sẽ luôn cảm thấy nhàm chán. Bạn chẳng khác nào “Zombie” chốn công sở âm thầm tồn tại và chỉ canh đúng giờ về. Những kiểu người như vậy không tìm được động lực để làm việc nên luôn cảm thấy mệt mỏi khi làm việc.
Nếu bạn cảm thấy chán nản và không tìm được động lực đi làm, hãy xem xét đây có phải là công việc bạn yêu thích và tìm ra nguyên nhân khắc phục chúng ngay nhé.
Áp lực công việc quá lớn
Với nhiều doanh nghiệp, thứ hai luôn là ngày được giao việc và hàng tá KPI để xử lý cả tuần. Thậm chí, bạn phải đối mặt với vấn đề phát sinh mới mà bản thân không “cân” nổi. Áp lực công việc đè nặng trên vai khiến bạn mệt mỏi và ám ảnh với ngày đầu tuần. Nhiều người cũng vì thế phát sợ khi nghĩ đến “Thứ hai”. Vấn đề thực sự nằm ở bản thân bạn. Nếu cảm thấy quá tải, thay vì tìm cách đổ lỗi; hãy trình bày để cấp trên hiểu hoặc tìm “chiến binh” hỗ trợ giải quyết vấn đề. Phàn nàn chỉ chứng tỏ năng lực bạn có giới hạn và thêm thảm hại trong mắt đồng nghiệp thôi.
5 bí quyết xóa tan mệt mỏi mang tên “Thứ hai”
Chúng ta luôn muốn ngày nghỉ cuối tuần dài hơn và ngày làm việc ngắn đi. Bởi cảm giác mệt mỏi và cơ thể chưa sẵn sàng cho bắt đầu mới làm bản thân uể oải không muốn hoạt động. Lúc này, nguồn năng lượng cơ thể như cạn kiệt đi. Để nạp năng lượng hoạt động cho tuần mới, hãy cùng tham khảo 5 bí quyết sau đây nhé.
1. Ngủ đủ giấc
Khoa học đã chứng minh, chúng ta phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể nạp lại năng lượng. Nếu bạn thường xuyên không đảm bảo ngủ đủ giấc cơ thể sẽ luôn mệt mỏi. Thậm chí, nhiều người có thể ngủ gật hoặc không cách nào tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, giấc ngủ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc.
Vì vậy, hãy chăm sóc giấc ngủ bản thân để đảm bảo cơ thể tỉnh táo bắt đầu ngày mới. Nếu bạn khó ngủ có thể thử nghe nhạc thư giãn hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ để giảm mệt mỏi cho cơ thể.
2. Vận động khi thức dậy
Sau một đêm dài, cơ thể cần được khởi động để bắt đầu ngày mới. Bạn chỉ cần thực hiện những động tác đơn giản khởi động các cơ. Vận động khi thức dậy là cách hiệu quả để đánh thức cơ thể bắt đầu ngày mới. Ngoài ra, tập thể dục cũng là phương pháp nâng cao sức khỏe. Nhất là dân văn phòng, đây là nhóm người thường xuyên ngồi làm việc ít có cơ hội vận động. Chính vì thế, họ thường mắc các bệnh liên quan đến cơ, khớp gối và cột sống. Để không rơi vào tình trạng trên, vận động cơ thể là biện pháp vô cùng hiệu quả.
3. Lên kế hoạch cho công việc
Trong nhiều trường hợp, chúng ta cảm thấy mệt mỏi bởi công việc quá nhiều và không có hồi kết. Để bản thân không bị choáng ngợp trước khối lượng công việc khổng lồ, hãy học cách lên kế hoạch những công việc cần làm. Phương pháp này giúp bạn thấy rõ nhiệm vụ và mức độ ưu tiên của công việc cần xử lý. Từ đó, vấn đề được giải quyết hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, những nhân viên giỏi luôn biết cách lên kế hoạch làm việc cho mình. Đây là thói quen tốt cho công việc và giúp bạn tránh stress vì deadline dồn dập.
4. Tạo năng lượng tích cực
Trên thực tế, áp lực tinh thần sẽ đẩy con người vào bế tắc hoặc mắc bệnh tâm lý nặng nề. Khi gặp phải khó khăn, nếu bạn suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực sẽ tự dồn mình vào ngõ cụt. Tự tạo áp lực lên tâm lý chỉ khiến bạn càng thêm rơi vào khó khăn. Thay vì thế, bạn hãy nghĩ đến điều tích cực như gặp được đồng nghiệp vui tính sẽ giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn.
Mỗi người đều có góc nhìn vấn đề khác nhau. Đừng tự gây sức ép chỉ khiến bản thân mệt mỏi hơn. Hãy biết cách mở rộng góc nhìn và hướng suy nghĩ đến những điều tích cực. Dù phải đối mặt với thử thách, bản thân cũng dễ dàng tìm cách vượt qua.
5. Nghe nhạc để thư giãn
Bạn đã từng để ý Những spa luôn mở những bản nhạc du dương để khách thư giãn. Bởi họ biết những bản nhạc đó sẽ tác động lên não bộ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, bạn có thể thử mở bài nhạc êm dịu để nghe trước khi lên đường làm việc. Hoặc khi bản thân cảm thấy mệt mỏi, âm nhạc sẽ là phương pháp xoa dịu hiệu quả nhất.
Sau những phương pháp chia sẻ trên, hãy tìm cho mình cách hiệu quả nhất với cơ thể mình. Đừng để những ám ảnh vô hình cản trở công việc của bạn. Bởi ngày đầu tuần không đáng sợ nếu bạn biết cách khởi động chúng hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng và đánh tan nỗi sợ mang tên ngày thứ hai nhé.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
- Người giao tiếp chuyên nghiệp sẽ không sử dụng 6 cụm từ sau (30/11)
- 20 cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông (04/03)
- Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp & cách trả lời hay nhất bằng tiếng Anh và tiếng Việt (03/03)
- 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí (16/06)
- 5 thời điểm kiểm tra “hạn dùng” CV của bạn (07/04)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.