Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Những chia sẻ bổ ích để kiềm chế và giải tỏa cơn giận - Phần 3: Lúc ở nhà

Những người nóng giận thường hay biện hộ cho cơn giận của mình là “Tôi không thể kiểm soát được lý trí của mình. Người này người kia làm tôi bực quá!”.

Nếu như ai cũng nghĩ cơn giận là cảm xúc tự nhiên của con người và tùy ý muốn “nổ tung” ra bất kỳ lúc nào với bất kỳ ai thì sẽ rất dễ gây ra những hậu quá đáng tiếc. Những lúc không kiềm chế được cơn nóng giận, chúng ta có thể gây thương tích cho người khác, thậm chí hậu quả còn nặng nề hơn nữa.

Hai nhà chuyên gia Henry Evans and Colm Foster trong lĩnh vực về Trí tuệ cảm xúc – là đồng tác giả cho cuốn sách “Tiếp bước: 6 thời khắc dẫn đầu quan trọng” nhìn nhận rằng, những người có năng lực và hiệu suất công việc cao đã trải nghiệm qua các cung bậc cảm xúc khác nhau và họ có khả năng tiết chế cảm xúc của mình bao gồm cả sự nóng giận để hướng đến con đường thành công.

Tại sao những người này lại có thể thành công ngay cả khi họ ở trong cơn “phẫn nộ”?

Tức giận cũng là một trong những chỉ số cảm xúc hoàn toàn có thể thay đổi bắt nguồn từ việc xây dựng thói quen, tính cách đến tập luyện các môn tập lợi ích cho tinh thần và sức khỏe. Kết quả cho thấy, họ thành công vì có thể điều chỉnh về cảm xúc, đạt được mức độ tập trung cao cũng như thể hiện tính quyết đoán và sự tự tin ở bản thân.

Vậy làm thế nào để có thể kiềm chế và vượt qua cơn nóng giận?

Phần 3: Lúc ở nhà

7. Thiền định

Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa. Ngồi thiền đều đặn có thể điều chỉnh nồng độ hormone cortisol được sản sinh ra trong suốt thời gian bị stress (Đây là loại “hooc môn stress” làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch – tức là ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể). Thiền cũng làm tăng hormone serotonin, còn được gọi là hormone ‘Cảm giác tốt’ –  giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc.

8. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tập thể dục giúp con người kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

9. Lưu giữ nhật ký

Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để “kiềm chế” các cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai.

Tục ngữ Việt Nam có câu “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnh và mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm soát cảm xúc của mình.

Hy vọng những lời khuyên hữu ích trên sẽ giúp bạn đánh giá được vấn đề, đánh giá được bản thân một cách tường tận để tránh những xung đột mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra.

nguồn: Hahna Nguyễn

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.