Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG KỲ THỰC TẬP

Kỳ thực tập là cột mốc quan trọng trong hành trình học tập của sinh viên, mang đến cơ hội tiếp xúc môi trường làm việc thực tế và áp dụng những kiến thức đã học vào công việc. Tuy nhiên, không ít sinh viên rơi vào trạng thái căng thẳng, mất phương hướng khi gặp phải những khó khăn bất ngờ. Từ việc thích nghi với văn hóa công sở, quản lý thời gian đến việc đối mặt với kỳ vọng từ doanh nghiệp, tất cả đều có thể dẫn đến khủng hoảng. Vậy làm sao để vượt qua những thử thách này? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích giúp bạn sẵn sàng vượt qua giai đoạn thực tập đầy thử thách một cách hiệu quả và tự tin hơn.

1. Môi trường làm việc thực tế khác xa so với lý thuyết bạn học trên trường

Sinh viên cảm thấy lo lắng và bối rối khi: 

  • Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn: Việc học nhiều lý thuyết trên giảng đường là chưa đủ, mà đôi khi trong những tình huống thực tế đòi hỏi sự ứng phó nhanh, linh hoạt và nhạy bén.

  • Kỹ năng mềm được chú trọng: một số kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột, hoặc quản lý thời gian hiệu quả,... đóng vai trò rất quan trọng trong môi trường làm việc thực tế, trong khi phần lớn thời gian trên trường lại tập trung vào lý thuyết chuyên môn.

Một số lời khuyên cho sinh viên:

  • Xem đây là cơ hội để bạn được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc, là thời gian để làm quen với công việc (gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực)

  • Chủ động trong công việc, biết quan sát và lắng nghe những người làm việc xung quanh

  • Có ý chí cầu tiến, không ngừng học hỏi và phát triển các kiến thức, kỹ năng còn thiếu

  • Cởi mở và chủ động hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.

2. Áp lực về thời gian

Sinh viên cảm thấy gò bó về mặt thời gian:

  • Việc đi làm sớm: ít nhất 10 phút so với thời gian quy định để tạo ấn tượng tốt với mọi người, còn lúc đi học chỉ cần có mặt đúng giờ để điểm danh

  • Thời gian thực tập bị giới hạn: mỗi trường sẽ yêu cầu thời gian thực tập khác nhau thường là 3 - 6 tháng; sinh viên phải nhanh chóng thích nghi, hoàn thành công việc được giao, làm bài báo cáo thực tập cũng như tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm.

Một số lời khuyên cho sinh viên: 

  • Thay đổi thời gian biểu sao cho phù hợp để cân bằng cuộc sống và công việc

  • Lên kế hoạch rõ ràng về thời gian thực hiện công việc

  • Tận dụng thời gian để đạt được hiệu quả cao

3. Áp lực về công việc 

Sinh viên cảm thấy “stress” về công việc:

  • Thiếu kinh nghiệm thực tế: ở môi trường làm việc khiến sinh viên cảm thấy lúng túng khi giải quyết các công việc được giao nếu chỉ mới học lý thuyết mà chưa có cơ hội được tiếp xúc nhiều

  • Khối lượng công việc: quá nhiều công việc được giao nếu sinh viên chưa biết cách xử lý phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian và gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng 

  • Sự kỳ vọng quá cao ở bản thân: đôi khi bị phê bình trong công việc sẽ khiến sinh viên cảm thấy shock, căng thẳng vì không như mong đợi

Một số lời khuyên cho sinh viên:

  • Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bản thân về kỳ thực tập

  • Học cách chấp nhận và rút kinh nghiệm từ những thất bại

  • Biết cách quản lý công việc để không bị choáng ngợp 

  • Xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học

4. Thiếu kỹ năng hành chính

Sinh viên cảm thấy bối rối khi lần đầu làm việc vì:

  • Thủ tục phức tạp: Nhiều giấy tờ và quy trình có thể gây nhầm lẫn, khiến sinh viên khó theo kịp.

  • Văn bản hành chính: sinh viên không có kinh nghiệm soạn văn bản hành chính sao cho đúng nên không biết bắt đầu từ đâu

Một số lời khuyên cho sinh viên:

Kết 

Trên đây, chỉ là một số vấn đề tiêu biểu mà sinh viên có thể gặp phải trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những khoảnh khắc khó khăn ấy không phải là điểm dừng, mà là một phần của hành trình giúp chúng ta học hỏi, sửa chữa từ những sai lầm để phát triển bản thân.

"Người nào không từng gặp khó khăn sẽ không bao giờ biết được giá trị của thành công"

Hãy xem mỗi khủng hoảng là cơ hội để vươn lên, học hỏi và bước tiếp với sự tự tin hơn.

Nguồn: Tổng hợp từ internet.

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.