Những câu hỏi thông minh nhất của một ứng viên
Không gì chán hơn một ứng viên không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn không biết nên hỏi gì, những gợi ý của CareerBuilder có thể giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, chu đáo và khả năng cam kết trong công việc. |
Một ứng viên không biết hỏi gì thường do thiếu sự chuẩn bị hoặc quá căng thẳng khi phỏng vấn. Nếu cần, cứ ghi chú lại những câu hỏi hiện lên trong đầu, điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn phỏng vấn trực tuyến. Và không phải tất cả các câu hỏi dưới đây mà CareerBuilder gợi ý là bắt buộc phải đặt ra cho nhà tuyển dụng. Những câu hỏi hợp lý nhất là những câu xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình trò chuyện.
1. Trước tôi đã có ai làm vị trí này? Điều gì khiến vị trí này tiếp tục được tuyển? Có thể vị trí này mới được đặt ra để đáp ứng sự phát triển của công ty. Nếu vậy, hãy đặt câu hỏi tiếp theo về việc ai đang chịu trách nhiệm cho các công việc của vị trí này và bạn sẽ nhận bàn giao những nhiệm vụ này như thế nào? Nếu nhà tuyển dụng đang cần lấp chỗ trống bởi sự ra đi của nhân sự cũ, đừng ngại hỏi để hiểu rõ những gì đã xảy ra. Người tiền nhiệm được thăng chức, thuyên chuyển nội bộ hay nghỉ việc? Hãy hỏi về hoàn cảnh khiến họ phải rời công ty nếu có. 2. Cấp trên mong đợi thành tích như thế nào trong sáu tháng đầu tiên? Câu trả lời của họ có thể tạo cơ hội cho bạn “khoe” các năng lực phù hợp cũng như cam kết mong muốn đóng góp các giá trị đó. Hoặc ngược lại, cho bạn thấy kỳ vọng của nhà tuyển dụng là không phù hợp thực tế hoặc không tương đồng với bạn. 3. Thành công của tôi được đo lường như thế nào?
|
4. Phần thử thách nhất trong công việc ở công ty là gì? Điều gì khiến bạn yêu thích khi làm việc ở đây? 5. Tôi sẽ nhận được các công cụ và nguồn lực như thế nào để làm tốt công việc của mình? 6. Tôi sẽ có những cơ hội nào để học hỏi và phát triển? Trên đây có thể có những câu bạn chưa từng hỏi. Đừng ngại đặt chúng ra với doanh nghiệp, vì ứng tuyển và tuyển dụng là một cuộc chơi công bằng. Nhà tuyển dụng cần biết bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không, và bạn cũng nên có thông tin cần thiết về môi trường làm việc trước khi cả hai bên đặt bút ký vào hợp đồng. Nguồn ảnh: Pexels |
CareerBuilder |
- 4 MẸO HAY GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG KHI TÌM KIẾM VIỆC LÀM (28/03)
- 5 ĐIỀU BẠN NÊN LÀM NẾU CHƯA TÌM ĐƯỢC CÔNG VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP (28/03)
- 4 NHÓM TÍNH CÁCH GIÚP BẠN CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG NĂM 2022 (28/03)
- NẮM ĐƯỢC 7 TIÊU CHUẨN NÀY, BẠN SẼ RẤT TỰ TIN KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC (28/03)
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÓI 9 ĐIỀU SAU NẾU BẠN MUỐN ĐẬU PHỎNG VẤN (28/03)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.