Lập kế hoạch tìm việc thành công - Bài 3: Phát triển kỹ năng tìm việc
Với kế hoạch và thông tin nghề nghiệp có sẵn trong tay, bây giờ là thời gian để phát triển và điều chỉnh các kỹ năng tìm việc của bạn. Hãy thực hiện theo các bước sau:
Xây dựng công cụ self - marketing hiệu quả |
Dành thời gian cần thiết để viết CV và thư xin việc, nhưng phải đảm bảo rằng bạn tập trung vào việc chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những gì họ cần. Xây dựng một “bài phát biểu” ngắn gọn và hấp dẫn giống như một “đoạn quảng cáo” để nắm bắt sự chú ý của người nghe và làm nổi bật các kỹ năng, thành tích của bạn, cũng như kinh nghiệm làm việc. |
Xây dựng hình ảnh của bạn bằng cách tạo ra một hồ sơ cá nhân |
Trên các website tuyển dụng, hoặc các mạng xã hội như Facebook, Twister, Lindkin. Bạn có thể nghiên cứu các công ty, tham gia và đóng góp ý kiến trên các diễn đàn của họ, để thu thập thông tin, tư vấn có liên quan đến ngành nghề mà bạn quan tâm. |
Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất |
Viết ra những câu trả lời phù hợp cho từng câu hỏi và thực hành phỏng vấn thử nghiệm với người thân hoặc bạn bè. Họ có thể đưa cho bạn những lời góp ý về từ ngữ cũng như là ngôn ngữ cơ thể + Nếu bạn cảm thấy mình còn khá non về kinh nghiệm làm việc. Hãy thử làm các công việc bán thời gian hay vị trí tình nguyện viên, cộng tác viên để học hỏi kinh nghiệm. Hãy đánh giá khả năng của mình trước khi quyết định ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc cũng sẽ gặp rất nhiều trở ngại mà đòi hỏi người tìm việc không được nản chí mà phải tìm cách để khắc phục những khó khăn đó. Mà cụ thể, những khó khăn đó chính là trường hợp không tìm được một cơ hội việc làm nào phù hợp, bạn có thể tự tạo cơ hội cho mình như sau: |
NỘP HỒ SƠ TỰ PHÁT | LÀM VIỆC KHÔNG LƯƠNG |
Bạn chuẩn bị hồ sơ và đến các công ty mà mình quan tâm (dù họ không có thông báo tuyển dụng). Cách thực hiện như sau: |
Thay vì nộp hồ sơ cho các công ty mà bạn thích dù họ không có nhu cầu tuyển dụng, bạn có thể trực tiếp đến xin gặp giám đốc và xin làm việc không nhận lương để học hỏi kinh nghiệm. Sau một thời gian làm việc, khi bạn đã chứng tỏ được khả năng của mình, giám đốc thường sẽ đề nghị bạn ký hợp đồng làm việc chính thức. Thời gian ban đầu chính là thời gian thử việc của bạn Kế sách này có thể áp dụng rất hữu hiệu đối với các doanh nghiệp nhỏ của tư nhân, nơi bạn có thể dễ dàng gặp giám đốc để trình bày nghuyện vọng “làm việc không lương” của mình, cũng như dễ dàng chứng tỏ khả năng của mình với giám đốc do quá trình tiếp xúc trực tiếp hàng ngày trong công việc. Trong thực tế, có nhiều bạn sinh viên trong ngành y – một ngành có mức độ cạnh tranh việc làm ở các thành phố lớn rất gay gắt – đã áp dụng thành công kế sách này. Trong trường hợp sau một thời gian (khoảng 1 tháng) mà giám đốc không đưa ra lời đề nghị làm việc và cũng không mời bạn làm việc khi bạn chủ động đề nghị, bạn cũng không thiệt hại gì. Vì sao? rõ ràng là thông qua việc làm việc không lương, bạn cũng đã thu được một số kinh nghiệm làm việc quý báu, để “làm giàu” cho bộ hồ sơ xin việc của bạn, làm cơ sở cho việc xin việc ở những nới khác. |
Nguồn bài viết: sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên internet; clip: nguồn youtube; ảnh: internet.
- Lập kế hoạch tìm việc thành công - Bài 5: Những lời khuyên giá trị cho người đang tìm việc (01/02)
- Lập kế hoạch tìm việc thành công - Bài 4: Ra quyết định và thực hiện kế hoạch (01/02)
- Lập kế hoạch tìm việc thành công - Bài 2: Nghiên cứu thị trường lao động (01/02)
- Lập kế hoạch tìm việc thành công - Bài 1: Đánh giá bản thân (01/02)
- Kỹ năng viết CV để ứng tuyển thành công - bài 4: Nội dung của CV như thế nào? (26/01)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.