SINH VIÊN NÊN LƯU Ý 3 ĐIỀU SAU KHIẾN CV CỦA BẠN TRỞ NÊN KÉM THU HÚT
1. Mục tiêu nghề nghiệp Một phần rất quan trọng không thể thiếu trong CV xin việc của bạn chính là mục tiêu nghề nghiệp, nó giúp nhà tuyển dụng và công ty hiểu được phần nào mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai gần và tương lai xa. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể sẽ phản ánh tiềm năng của ứng viên, giúp tăng cơ hội được mời phỏng vấn.
Việc nêu mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn không sai, nhưng nếu mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung và trông có vẻ “văn mẫu” sẽ khiến NTD cảm thấy chán chường khi đọc chúng.
Cùng nghía qua một vài dòng mục tiêu “văn mẫu” phổ biến nhé: ⚠ Tôi mong muốn nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực … và trở thành một nhân viên xuất sắc. ⚠ Tôi muốn phát huy hết khả năng của mình để đóng góp vào sự thành công của công ty. Những mục tiêu nghề nghiệp dạng như trên đã rất phổ biến và sẽ không tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng nữa vì họ đã đọc quá nhiều câu mục tiêu nghề nghiệp tương tự. Thay vào đó, bạn hãy viết một đoạn ngắn mô tả chuyên môn của bản thân. Bạn có thể tóm tắt về các khả năng chuyên môn, mối quan tâm và thành tích nghề nghiệp. Qua đó, NTD có thể nhanh chóng định vị được những gì bạn có thể mang lại cho công ty của họ.
Xem thêm bài viết: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường 2. Kỹ năng mềm Liệt kê các kỹ năng mềm là một điều tốt, nhưng hãy nhớ tránh việc liệt kê một danh sách dài các kỹ năng mềm. Việc liệt kê này không mang đến nhiều tác dụng, bởi chúng không thật sự thể hiện rằng bạn có năng lực làm việc như thế nào. Thay vào đó: - Tập trung vào 2 hoặc 3 kỹ năng thật sự có liên quan đến vị trí tuyển dụng. - Sử dụng phương pháp STAR để giải thích cách bạn sử dụng những kỹ năng mềm đó và hiệu quả mà nó mang lại. - Bạn có thể lồng kỹ năng mềm vào phần kinh nghiệm làm việc thay vì tạo một mục riêng cho nó. => VD: Thay vì ghi rằng bạn có kỹ năng đa nhiệm, kỹ năng làm việc nhóm, v.v. Hãy ghi rằng: “Tôi đã dẫn dắt dự án … từ đầu đến cuối, dẫn đến tăng …% doanh thu” 3. Sở thích cá nhân Những sở thích mà bạn viết vào CV sẽ phản ánh những khía cạnh đặc biệt của bản thân bạn, khiến cho nhà tuyển dụng tò mò và muốn trao đổi với bạn thêm những vấn đề liên quan đến sở thích. Tuy nhiên, hiện nay phần sở thích được viết trong CV đa số đều là xem phim, nghe nhạc, đọc sách và du lịch… Các nhà tuyển dụng đã nhìn thấy sở thích này rất nhiều lần nên họ không còn quá hứng thú với việc xem qua loạt sở thích được liệt kê trong CV của bạn. NTD không có nhu cầu cần biết bạn làm gì trong thời gian rảnh hay bạn có sở thích như thế nào, đặc biệt là trong lúc phỏng vấn, họ cần những thứ liên quan chặt chẽ hơn đến công việc. Dưới đây là một số ví dụ về sở thích phù hợp với từng ngành nghề mà bạn có thể tham khảo khi viết CV, cụ thể: - Nhân viên bán hàng, CSKH, tư vấn viên: Kinh doanh online, tham gia tổ chức tình nguyện, thiện nguyện, v.v. - Nhân viên hành chính nhân sự: Đọc sách, tổ chức sự kiện. - Nhân viên marketing, truyền thông: Chỉnh ảnh, edit video, biên tập nội dung, viết lách, học ngôn ngữ mới, xem phim, xem chương trình thể thao, v.v. - Nhân viên thiết kế: Đọc tạp chí nghệ thuật, tìm hiểu các tác phẩm nổi tiếng, vẽ tranh, chụp ảnh, v.v. Lưu ý khi viết sở thích cá nhân vào CV:
- Tránh liệt kê các sở thích quá đại trà như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, v.v. - Nhưng cũng tránh việc quá sáng tạo mà ghi vào CV những sở thích không thực sự phù hợp với bản thân. - Cân nhắc về tính liên kết giữa sở thích của bạn, kinh nghiệm làm việc của bạn và vị trí bạn đang ứng tuyển. - Liệt kê tối đa 5 sở thích cá nhân. Kết CV chính là ấn tượng đầu tiên của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Do đó, đừng chỉ mải mê viết một mục tiêu nghề nghiệp "chung chung", một list danh sách dài ngoằng những kỹ năng mềm, hay những sở thích cá nhân chẳng giúp ích gì đến việc phát triển năng lực làm việc. Hãy để "chất lượng hơn số lượng", và bạn sẽ tạo được nhiều điểm cộng hơn cho nhà tuyển dụng thông qua bản CV ứng tuyển. |
- THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG PROFILE MẠNG XÃ HỘI CỦA BẢN THÂN (22/03)
- CÁCH DEAL LƯƠNG DỰA TRÊN DẢI LƯƠNG CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG (22/03)
- SINH VIÊN CÓ NÊN THAM GIA CLB HAY KHÔNG (19/03)
- 9 KHOÁ HỌC CẤP CHỨNG CHỈ MIỄN PHÍ CÓ TRÊN LINKEDIN (19/03)
- TOP CÁC CÂU HỎI THỬ LÒNG ỨNG VIÊN ĐẾN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG (18/03)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.