Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

TOP CÁC CÂU HỎI THỬ LÒNG ỨNG VIÊN ĐẾN TỪ PHÍA NHÀ TUYỂN DỤNG

 

Lý do tại sao nhà tuyển dụng hỏi bạn những câu hỏi khó

  • NTD muốn xem cách bạn xử lý thông tin và giải quyết vấn đề như thế nào.

  • Trước khi trả lời bất kì một câu hỏi khó nào, hãy dành một ít thời gian để suy nghĩ kĩ về câu hỏi, nếu chưa chắc chắn về câu hỏi thì đừng ngần ngại việc hỏi lại nhé.

1. Sao em nghỉ việc ở công ty cũ?

 

Qua câu hỏi này, HR muốn xác định được hai yếu tố sau thông qua câu trả lời của bạn: “Vấn đề của bạn tại công ty cũ là gì?” & “Bạn đã làm gì để cố gắng cải thiện nó chưa?”.

 

  • Đầu tiên, NTD sẽ xác định được lí do khiến bạn quyết định nghỉ việc tại công ty cũ. Nếu việc nghỉ làm của bạn xuất phát từ vấn đề của công ty, NTD sẽ dò ngược lại xem doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển có tồn tại vấn đề đó không? Vấn đề này có thể giải quyết được không? Nếu doanh nghiệp đang tồn tại cùng một vấn đề với công ty cũ của bạn thì khả năng rất lớn là bạn vào làm việc được 1 thời gian ngắn sẽ lại xin nghỉ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ẩn sâu có thể khiến bạn trượt phỏng vấn. 

  • Với câu hỏi thứ hai, HR sẽ xác định mức độ chủ động chia sẻ, đóng góp xây dựng của bạn. Không phải vấn đề nào bạn cứ chia sẻ thì công ty sẽ xử lý để thỏa lòng bạn, nhưng nếu bạn chủ động thể hiện ra mong muốn tìm phương án giải quyết thay vì nghỉ việc ngay lập tức mỗi khi có vấn đề, đây sẽ là một điểm cộng rất lớn. HR sẽ có căn cứ để đánh giá bạn là người có trách nhiệm và có tính cam kết cao.

=> Bạn nên trung thực một cách tương đối khi trả lời câu hỏi này. Dù cho lý do nghỉ việc có là gì thì hãy giữ vững sự tích cực và lạc quan khi trình bày.

 

2. Em có thể chia sẻ mức lương ở công ty cũ được không?

 

Khi NTD hỏi lương ở công ty cũ của người lao động là khi hai bên có tiếng nói chung nhưng chưa có đủ sự thấu hiểu, cảm thông và tin tưởng để trao cho nhau một offer lương hợp lý. NTD có thể đánh giá người lao động chưa đạt về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm như mình mong muốn, hoặc người lao động đưa ra một mức lương vượt ngưỡng chi trả của công ty.

 

=> Dù vấn đề về mức lương khá nhạy cảm, bạn vẫn nên tránh nói dối khi nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này. Bạn cũng không cần thiết phải nói quá chi tiết, bạn có thể đưa ra khoảng lương của bạn và sự thay đổi (nếu có) có liên quan đến khối lượng công việc và quá trình làm việc.

 

3. Em có câu hỏi gì cho công ty không? 

 

Đây sẽ là thời điểm để ứng viên “lật kèo” và khai thác thông tin ngược lại doanh nghiệp hoặc NTD. Có rất nhiều lúc tư duy của bạn còn được thể hiện thông qua cách bạn đặt câu hỏi.

 

Một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi NTD:

  • Chế độ đãi ngộ của công ty dành cho nhân viên là gì?

  • Tính chất công việc của bạn: Những khó khăn trong công việc mà bạn sẽ phải đối mặt tại đây? Bộ phận/Phòng ban bạn làm việc cùng nhiều nhất đang có nét văn hoá như thế nào?

  • Lộ trình thăng tiến: Những tiêu chí nào phải có để được cân nhắc thăng tiến? Thời gian thăng tiến nhanh/chậm nhất là trong bao lâu? 

4. Tại sao công ty nên đồng ý với offer của bạn?

 

Với trường hợp này, NTD chỉ đơn thuần hy vọng rằng bạn sẽ đưa ra được những thế mạnh, năng lực hoặc kết quả mà bạn có thể cam kết nếu làm việc tại đây. Có thể do trước đó bạn thể hiện chưa rõ ràng năng lực của mình khiến NTD còn băn khoăn về mức offer mà bạn đang mong muốn.

 

Nếu công ty chỉ offer thấp hơn mức bạn mong muốn 1 con số không đáng kể thì bạn nên cân nhắc thử việc. Chứng minh năng lực của bạn trước, doanh nghiệp sẽ có được đánh giá tốt nhất về khả năng của bạn -> Bạn sẽ có thêm dữ liệu để xem xét và deal lương lại.

 

Mặt khác nếu trong buổi phỏng vấn, công ty bất chấp đưa mức offer quá thấp so với mong đợi của bạn còn bạn có con số, dữ liệu để chứng minh mình xứng đáng với mức offer tốt hơn thì có thể cân nhắc bỏ qua công ty này vì sẽ còn rất nhiều nơi tốt hơn đang chờ bạn.

 

5. Em đã tìm hiểu về công ty chưa?

 

Trước các buổi phỏng vấn, hãy cố gắng dành ra 20-30’ để tìm hiểu về website hoặc các nền tảng social media của doanh nghiệp. Bạn có thể nói qua về các “Giá trị cốt lõi” của doanh nghiệp + yêu cầu NTD giải thích rõ hơn về nó. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ nét văn hoá mà bạn quan sát được dựa trên cách hoạt động công ty đăng tải (nếu bạn làm tuyển dụng); hoặc có các nhận xét về social posts, campaigns (nếu bạn làm Marketing); hoặc cung cấp thêm các góc nhìn riêng về giao diện website, app của công ty (nếu bạn là dân UI/UX Design). Cho dù bạn trả lời đúng hay sai nhưng nó đều là những điểm cộng vô cùng lớn so với việc đi tới buổi phỏng vấn nhưng thiếu sự chuẩn bị về công ty. 

 

Kết:

Trong buổi phỏng vấn, không ai sẽ đoán được rằng NTD sẽ đặt câu hỏi gì cho bạn. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt cho NTD, bạn hãy tham khảo, tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể đưa ra được câu trả lời hợp lý và khéo léo.

 
—————
Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM
 Website: vieclam.ou.edu.vn
 Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn
 SĐT: (028) 3930 0952
Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.