Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

CV VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH BẠN CẦN PHẢI BIẾT

CV là một tài liệu tóm tắt về năng lực của ứng viên tích lũy được trong quá trình lao động. Chúng thể hiện kinh nghiệm làm việc cũng như những kỹ năng và bằng cấp liên quan, từ đó, giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá và sàng lọc ra những ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vậy CV là gì và gồm những vấn đề nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. CV là gì?
cv-ung-tuyen-la-gi
Về định nghĩa, CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt chi tiết những thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ cũng như kỹ năng liên quan đến vị trí, ngành nghề mà ứng viên đang ứng tuyển. Ngoài ra, trong quá trình làm CV, người viết nên thể hiện sự phù hợp của bản thân đối với công việc, thông qua không chỉ kinh nghiệm và bằng cấp mà còn phong cách thiết kế (màu sắc, font chữ) của CV.
 
2. Điểm khác biệt giữa CV và resume, cover letter
diem-khac-biet-giua-cv-va-resume-cover-letter
CV và resume thường được sử dụng thay thế lẫn nhau ở một số quốc gia. Với những bạn sinh viên mới ra trường chuẩn bị tham gia môi trường làm việc đa quốc gia thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Còn cover letter, thường được đính kèm theo sau CV, nhằm mục đích gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy cụ thể sự khác nhau của chúng như thế nào? Dưới đây là bảng tóm tắt cách phân biệt ba khái niệm resume, cover letter và CV:
 

 

CV

Resume

Cover letter

Độ dài

1 - 2 trang

Nhiều hơn 1 trang

Hình thức một lá thư dài khoảng 1 trang

Các mục cần có

Giới thiệu bản thân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và kỹ năng liên quan,...

Họ và tên, thông tin liên hệ, kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng, hoạt động ngoại khóa, trình độ học vấn, thành tích,...

Mô tả ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc, những kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Mục đích sử dụng

Thể hiện sự phù hợp với vị trí ứng tuyển

Du học, săn học bổng, khoa học hoặc công việc liên quan đến nghiên cứu, là những mục đích thường thấy ở Hoa Kỳ.

Mục đích của Resume là giới thiệu trình độ và kinh nghiệm của bạn theo yêu cầu cụ thể của vị trí công việc.

Dùng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thường được gửi kèm với CV hoặc resume.

 
3. Mẫu CV ứng tuyển gồm những gì?
mau-cv-ung-tuyen-gom-nhung-gi
Tiêu đề CV
Tiêu đề CV ứng tuyển đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên lại ít được ứng viên chú trọng đến. Với số lượng hồ sơ khổng lồ, bao gồm nhiều vị trí khác nhau, ứng viên khi tạo CV cần phải đặt tiêu đề phù hợp nhằm giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng nhận biết hồ sơ ứng tuyển, từ đó tăng khả năng gọi vào vòng phỏng vấn.
Tiêu đề CV được viết theo cấu trúc chuẩn như sau: CV - Họ tên ứng viên - Vị trí ứng tuyển.
Thông tin cá nhân
CV là một bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin cơ bản của ứng viên, do đó bạn không nên giới thiệu dài dòng về bản thân trong mục này. Thay vào đó, ứng viên hãy tập trung mô tả rõ hơn về những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong CV ứng tuyển vì đây mới là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất về bạn. Đối với thông tin cá nhân, bạn chỉ cần liệt kê sơ bộ như sau:
  • Họ và tên: Viết đầy đủ họ và tên, sử dụng tên thật, không sử dụng biệt danh
  • Ngày tháng năm sinh: Điền ngày tháng năm sinh ghi trong giấy tờ tùy thân.
  • Địa chỉ email: Một chiếc email chuyên nghiệp phải chứa tên thật kèm theo một tấm hình đại diện chỉn chu về bản thân.
  • Số điện thoại của bạn để nhà tuyển dụng thuận tiện liên lạc.
  • Link các trang mạng xã hội (Facebook, LinkedIn,..) để nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm về bạn.
  • Nơi ở hiện tại: Trung tâm khuyên bạn chỉ nên ghi phường - quận - thành phố bạn sinh sống. Những thông tin cụ thể sẽ bổ sung sau khi làm việc chính thức.
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được nguyện vọng của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển và cả những định hướng trong tương lai. Phần này được chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng mục tiêu đặt ra phải thiết thực, phù hợp với khả năng và định hướng phát triển của bạn.
Kinh nghiệm làm việc
Đây là phần được nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Kinh nghiệm làm việc liên quan thể hiện sự phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc, cụ thể là sự thích nghi nhanh với các đầu việc mới, do đã từng làm qua trước đó. Trong mục này, bạn hãy liệt kê những kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển, tránh lan man vì đối với mỗi chiếc CV, nhà tuyển dụng chỉ dành vài phút để đọc.
Nếu bạn đang là sinh viên hay chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào, đừng ngần ngại đưa những công việc làm thêm hay liệt kê những câu lạc bộ, dự án học tập mà bạn từng tham gia với những đầu việc liên quan tới công việc đang ứng tuyển. 
Trình độ học vấn
Ở phần này, ứng viên hãy đề cập tới những bằng cấp có liên quan đến ngành nghề ứng tuyển. Bạn hãy liệt kê như sau: trường đại học, chuyên ngành, niên khóa tốt nghiệp và điểm trung bình. Ngoài ra, hãy nêu thêm về các văn bằng, chứng chỉ bên ngoài (nếu có) mà bạn đã tham gia học tập. Những thông tin trong quá trình học phổ thông được xem là không bắt buộc, nhưng nếu đạt giải thưởng đừng ngần ngại đề cập đến nhé! 
Các kỹ năng liên quan
Ngoài kinh nghiệm làm việc, trong quá trình trải nghiệm chúng ta còn tích lũy được những kỹ năng liên quan, với một vài kỹ năng có thể liệt kê như sau:
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tư duy phản biện
  • Kỹ năng tin học văn phòng
Lưu ý , bạn hãy liệt kê các kỹ năng một cách trung thực để tránh gây thất vọng cho nhà tuyển dụng cũng như giảm uy tín của bản thân sau khi đã nhận việc làm.
Viết người tham chiếu trong CV
Nhiều nhà tuyển dụng có nhu cầu đối chiếu thông kinh nghiệm làm việc của các ứng viên với cơ quan, doanh nghiệp cũ, do đó bạn cũng nên chuẩn bị thông tin tham chiếu với người phụ trách trực tiếp của bạn ở chỗ làm cũ. Nếu bạn chưa từng làm việc trước đó, có thể điền thông tin của giảng viên phụ trách ngành học. Các thông tin nên liệt kê đó là tên, chức vụ, nơi làm việc, số điện thoại và email liên hệ của người tham chiếu.
Ví dụ:
Anh Nguyễn Hữu Nguyên - Trưởng phòng HR
Công ty CareerViet
Số điện thoại: 0123456789
 
4. Hướng dẫn cách viết CV ứng tuyển
huong-dan-cach-viet-cv-ung-tuyen
4.1 Cách viết CV ứng tuyển tiếng Anh chuẩn
Thông tin cá nhân (Personal details)
Trình bày các thông tin cá nhân bằng tiếng Anh:
Họ và tên
Full name
Ngày tháng năm sinh
Date of birth (Ví dụ: 21 Feb, 1998)
Địa chỉ
Address
Số điện thoại
Phone number
Thư điện tử
Email
Các trang mạng xã hội
Social Media
Danh mục các ấn phẩm từng thực hiện (tùy ngành nghề sẽ yêu cầu)
Portfolio
 
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)
Tham khảo mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngắn bằng tiếng Anh sau:
“I would like to apply for the position of General Accountant to contribute my energy to the long-term development of the company and become the head of the accounting department in one year”
Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Một số từ vựng về trình độ học vấn, bằng cấp bằng thường sử dụng trong CV ứng tuyển tiếng Anh:
GPA (Grade point average)
Điểm trung bình
Internship
Thực tập sinh
Bachelor
Cử nhân
Master
Thạc sĩ
Ph.D/Dr
Tiến sĩ
Professor
Giáo sư
Associate Professor
Phó giáo sư
Academic Rank/
Academic Title
Học hàm, học vị
Baccalaureate
Tú tài, tốt nghiệp Trung học Phổ thông
Kinh nghiệm làm việc (Work experience)
Ví dụ về kinh nghiệm làm việc Digital Marketing bằng tiếng Anh:
  • Planning and set up advertising campaigns
  • Tracking and optimizing advertising campaigns, optimize bid prices and conversion rate sets CPA, CTR, CPM, CPC,...
  • Researching customer objects and the needs of each object to come up with effective marketing plans and campaigns
Thành tựu, giải thưởng - chứng chỉ (Achievements, prize and certificate)
Liệt kê những giải thưởng, chứng chỉ liên quan tới ngôn ngữ Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC.
Sở thích (Interests)
Hãy lựa chọn những sở thích có liên quan với công việc đang ứng tuyển như nghe nhạc tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh, tham gia các clb giao tiếp tiếng Anh,...
Kỹ năng (Skills)
Một số từ vựng liên quan tới kỹ năng trong mẫu CV tiếng Anh dành cho bạn:
Kỹ năng giao tiếp
Communication skill
Kỹ năng sáng tạo
Creative skill
Kỹ năng lập kế hoạch
Planning skill
Kỹ năng làm việc nhóm
Teamwork skill
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Problem-solving skill
Kỹ năng quản lý thời gian
Time management skill
Kỹ năng học hỏi
Learning skill
Kỹ năng đàm phán
Negotiation skill
Kỹ năng lãnh đạo
Leadership skill
 
4.2 Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Thông tin cá nhân
Đây là phần thông tin cơ bản không thể thiếu của mỗi CV ứng tuyển, đặc biệt là đối với CV cho sinh viên mới ra trường. Các thông tin cá nhân cần liệt kê đó là: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở, email. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ thêm các trang web, mạng xã hội để nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều hơn về bạn như Facebook, Instagram, blog cá nhân.
Mục tiêu nghề nghiệp
Nếu chưa từng có kinh nghiệm làm việc trước đó, hãy viết mục tiêu nghề nghiệp thật chi tiết. Bạn hãy đặt mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với ngành học và nguyện vọng bản thân, với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thể hiện nguyện vọng, ý chí cũng như địnhh hướng trong tương lai.
Kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn chưa từng làm việc tại một vị trí chính thức thì hãy liệt kê những gì bạn học được từ những công việc part time hoặc thực tập bạn đã tham gia. Ngoài ra, những trải nghiệm câu lạc bộ, đội, nhóm hay dự án học tập cũng rất được chú ý, thể hiện ý chí, khát khao của bạn đối với ngành nghề đang theo đuổi.
Bằng cấp, chứng chỉ
Dựa vào bằng cấp và chứng chỉ, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quát về trình độ, kiến thức của bạn. Đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm thì GPA cao hay các chứng chỉ liên quan tới chuyên môn việc làm đang ứng tuyển là những điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Sở thích cá nhân
Đọc sách, tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm để trao đổi kiến thức chuyên môn,.... là những sở thích bạn có thể liệt kê vào CV ứng tuyển của mình. Lưu ý, chỉ nên liệt kê những sở thích liên quan tới vị trí ứng tuyển, tránh lan man, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thiếu chuyên nghiệp.
 
5. Những lỗi sai thường gặp khi viết CV ứng tuyển
nhung-loi-sai-thuong-gap-khi-viet-cv
Lỗi chính tả
Việc này nên được tránh hoàn toàn. Nếu viết sai chính tả trong CV ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không cẩn thận và không thực sự quan tâm vào vị trí đang ứng tuyển. Sau khi hoàn thành CV ứng tuyển, tốt nhất nên dành thời gian rà soát lại toàn bộ để tránh sai sót.
Sử dụng chung CV cho nhiều vị trí ứng tuyển
Hãy nhớ rằng, mỗi công việc đều có đặc thù và yêu cầu khác nhau, việc tìm hiểu kỹ về công việc và đưa ra các điểm mạnh, kinh nghiệm phù hợp là vô cùng quan trọng, thông qua đó chứng tỏ rằng bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi ứng tuyển. Ngoài ra, mỗi chiếc CV nên được “cá nhân hóa” nhằm thể hiện sự thiện cảm cho nhà tuyển dụng.
Liệt kê quá nhiều sở thích
Hãy lựa chọn những sở thích giúp bạn phát triển bản thân và phù hợp với công việc. Đối với các sở thích như xem ti vi, nghe nhạc,... nó sẽ không phù hợp nếu bạn có ý định đưa vào CV ứng tuyển.
Bố cục CV rối rắm, quá nhiều font chữ và màu sắc
Trong việc tạo CV ứng tuyển, chỉ nên sử dụng tối đa 2 font chữ đảm bảo sự dễ nhìn. Việc chọn màu sắc cũng rất quan trọng, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc lòe loẹt.
Không trung thực trong kỹ năng và kinh nghiệm làm việc
Chỉ liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm khi bạn thực sự từng trải qua. Nhà tuyển dụng sẽ có rất nhiều cách để kiểm chứng thông tin trong CV. Điều này thể hiện sự thiếu trung thực, có thể cho vào danh sách đen của doanh nghiệp hoặc thậm chí của ngành do các HR thường có mối quan hệ thân thiết với nhau.
Kết lại
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về CV cũng như cách viết CV sao cho thu hút nhà tuyển dụng. Trung tâm chúc bạn sớm tìm được công việc như ý, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.

Nguồn tham khảo: careerviet

—————

Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM

 Website: vieclam.ou.edu.vn

 Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn

 SĐT: (028) 3930 0952

Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.