CÁCH VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH VÀ CÁC LƯU Ý
Khi muốn tìm việc làm tại nước ngoài hoặc các công việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần chuẩn bị CV xin việc tiếng Anh. Thông thường một mẫu CV tiếng Anh (Curriculum Vitae) thường có các mục sau: 1. Contact Phần thông tin liên hệ bao gồm các mục sau: - Tên: Viết không dấu, tên trước họ sau - Thông tin bắt buộc có: Email và SĐT - Địa chỉ: Tên thành phố, Đất nước bạn đang sống 2. Career objective: Mục tiêu nghề nghiệp
Công thức P-P-F khi viết mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh:
- Present - hiện tại: 1 câu viết về hiện tại của bạn. Bạn bao nhiêu tuổi, hiện đang làm gì, 1 – 2 đặc trưng của bạn. - Past – quá khứ: 1 câu tóm tắt lịch sử công việc của bạn. - Future – tương lai: 1 câu về định hướng của bạn trong tương lai gần. Định hướng này phải phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ: An enthusiastic marketer who specializes in consumer studies and digital marketing. With three years of experience in market research, content creation, and content strategy development in the retail and banking sectors. Currently looking for opportunities to expand my Digital Marketing knowledge and obtain management skills within a global retail organization. 3. Work experience: Kinh nghiệm làm việc có liên quan Kinh nghiệm làm việc nên được trình bày theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ công việc hiện tại và ngược dần về các công việc cũ hơn. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét được công việc gần nhất của bạn có liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển, nếu kinh nghiệm làm việc quá xa thì sẽ không có giá trị là mấy đối với họ. Kinh nghiệm làm việc của bạn nền được trình bày theo thứ tự sau đây:
- Job title (Tên chức vụ)/ Time (thời gian làm việc) - Company / City - Country: Nếu bạn làm cho những tổ chức/ công ty lớn như Coca-cola, Amazon, v.v, thì mục này nên được để lên trên để có thể tận dụng được giá trị thương hiệu. - Thời gian làm việc (Tháng/ Năm bắt đầu - Tháng/ Năm kết thúc) - Mô tả ngắn về công ty: 1- 2 dòng, không bắt buộc có. - Responsibilities (Nội dung các công việc bạn đảm nhiệm)
Đối với công việc gần đây nhất của bạn, bạn nên liệt kê thật chi tiết các đầu việc mình phải đảm nhận để NTD có thể xem xét khả năng làm việc và mức độ tương thích giữa công việc cũ và công việc mới.
Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc viết Responsibilities thì sau đây là một vài tips dành cho bạn: - Tham khảo trên mạng: Sử dụng từ khoá “Job hiện tại của bạn + CV template” hoặc “Job hiện tại của bạn + CV sample” để tìm các mẫu CV tương tự đối với vị trí này và tham khảo danh mục kinh nghiệm làm việc. Lưu ý nên đọc cẩn thận và chọn lựa ra những điểm gần nhất với công việc của bạn. - Thành tựu đạt được trong công việc: Đây là mục phụ và không bắt buộc phải ghi. Lưu ý: Sử dụng các động từ mạnh để đưa vào CV, dưới đây là một số động từ mạnh bạn có thể tham khảo
Education and qualifications: Bằng cấp học tập và các chứng chỉ liên quan. Khi đưa trình độ học vấn nên viết ngắn gọn và rõ ràng. Thực tế thì rất nhiều công ty quan tâm phần trình độ học vấn. Đây là một trong những yếu tố đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng. Ở phần này, hãy cung cấp thông tin về trường học, ngành học, GPA của bạn. Nếu như bạn có GPA trung bình thì có thể lược bỏ phần này và chỉ để lại tên trường và chuyên ngành học. Đừng quên liệt kê những chứng chỉ bạn đã đạt được Skills Tập trung vào thể hiện các kỹ năng cứng của bạn, hãy chọn lọc ra các kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp mà bạn đang ứng tuyển để thể hiện cho NTD thấy bạn hữu ích như thế nào.
Lưu ý: Nên thể hiện các kỹ năng mà bạn ghi trong mục này thông qua các kinh nghiệm làm việc của bạn, nó sẽ cho NTD thấy rõ ràng hơn bạn dùng kỹ năng đó như thế nào. Không nên ghi quá nhiều kỹ năng hoặc ghi kỹ năng mà mình không thực sự hỏi, hãy trung thực với những gì bản thân mình có. Achievements Giải thưởng là phần thông tin bạn sẽ đề cập đến những thành tựu bạn đạt được. Nó có thể là thành tích liên quan đến học tập như: Giải nghiên cứu khoa học, giải thi học sinh giỏi,.. Hoặc bạn có thể là những giải thưởng mà công ty đã từng trao cho bạn.
Mục này không bắt buộc nhưng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn so với các đối thủ. Sau đây là một vài thành tựu gợi ý cho bạn:
Một vài lưu ý khác
- Với công việc hiện tại: V-ing hoặc V thường. Ví dụ: Lead/ Leading project ABC. - Với công việc trong quá khứ: Chia động từ quá khứ, V-ed.
|
- KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN CHO VỊ TRÍ PROJECT MANAGER. SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG LIỆU CÓ THỂ ỨNG TUYỂN HAY KHÔNG? (29/03)
- SINH VIÊN NÊN LƯU Ý 3 ĐIỀU SAU KHIẾN CV CỦA BẠN TRỞ NÊN KÉM THU HÚT (26/03)
- THU HÚT NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG PROFILE MẠNG XÃ HỘI CỦA BẢN THÂN (22/03)
- CÁCH DEAL LƯƠNG DỰA TRÊN DẢI LƯƠNG CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG (22/03)
- SINH VIÊN CÓ NÊN THAM GIA CLB HAY KHÔNG (19/03)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.