16 ĐIỀU LUẬT LAO ĐỘNG BẠN CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN
Sinh viên trong lần đầu làm việc thường rất dễ chịu thiệt thòi khi không biết được các quyền lợi mà Bộ luật lao động 2019 đề ra. Là sinh viên OU, bạn đã biết đến các quyền lợi trọng thời gian thử việc? Quyền lợi liên quan đến tiền lương? Hay quyền lợi liên quan đến nghỉ việc chưa?
Hãy cùng Trung tâm khám phá 16 quyền lợi dành cho Người lao động trong Bộ luật lao động 2019 nhé!
I. Cơ sở pháp lý
Xem thêm: NHỮNG BIẾN ĐỘNG MỚI VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
II. 16 quyền lợi mà người lao động cần biết
Xem thêm: 5 PHƯƠNG PHÁP LÀM CHỦ THỜI GIAN DÀNH CHO SINH VIÊN VÀ NGƯỜI ĐI LÀM.
Những điều dưới đây giúp bảo vệ quyền lợi người lao động, góp phần tạo dựng môi trường làm việc công bằng, an toàn, văn minh, giúp sinh viên tự tin xây dựng một sự nghiệp vững vàng. Dưới đây, là những điều quan trọng mà người lao động cần phải biết kể từ khi bắt đầu đi làm cho đến ngày nghỉ việc tại công ty:
*Quyền lợi trong thời gian thử việc
1. Chỉ thử việc một lần đối với một công việc
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
2. Thời gian thử việc tối đa
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian thử việc tối đa cụ thể như sau:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
3. Lương thử việc ít nhất bằng 85% lương chính thức
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
4. Được nghỉ việc bất kỳ lúc nào mà không phải bồi thường thiệt hại trong thời gian thử việc
Theo Điều 27 BLLĐ 2019, Trong thời gian thử việc, NLĐ có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
*Quyền lợi liên quan đến tiền lương
5. Lương chính thức không được thấp hơn lương tối thiểu vùng
Theo đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 (áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP):
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
6. NSDLĐ phải trả lương đúng hạn, đầy đủ cho NLĐ
Theo Điều 94 BLLĐ 2019, NSDLĐ trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì NLĐ sẽ nhận được tiền lãi.
7. Tiền lương khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, lễ tết
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
*Quyền lợi liên quan đến lao động nữ
8. Không bị xử lý kỷ luật lao động
Điều 122 BLLĐ năm 2019 quy định người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
9. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 1 Điều 138 BLLĐ năm 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và phải có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
10. Không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
Căn cứ vào Điều 137 BLLĐ năm 2019, lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
11. Được nghỉ trước khi sinh tối đa 2 tháng
BLLĐ năm 2019 cho phép lao động nữ mang thai được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 139 BLLĐ năm 2019, lao động nữ mang thai được nghỉ trước sinh tối đa không quá 2 tháng. Thời gian này sẽ được trừ vào thời gian nghỉ thai sản.
12. Không bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ
BLLĐ năm 2019 cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
*Quyền lợi liên quan đến nghỉ việc
13. NSDLĐ không có quyền giam lương khi NLĐ nghỉ việc
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương).
Như vậy, NSDLĐ không được giam lương của NLĐ quá 30 ngày khi NLĐ nghỉ việc dù bằng bất cứ lý do nào.
14. Được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép
Theo khoản 3 Điều 113, khi nghỉ việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
15. Được trả sổ BHXH và giấy tờ khác khi nghỉ việc
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Như vậy, khi NLĐ nghỉ việc, NSDLĐ phải trả sổ BHXH và các giấy tờ khác nếu như đang giữ của NLĐ.
16. Được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc
Căn cứ Điều 46 BLLĐ năm 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:
- Nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động theo trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật.
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Kết luận
Hiểu rõ 16 điều luật lao động giúp bạn bảo vệ bản thân và đảm bảo quyền lợi chính đáng khi tham gia thị trường lao động. Hãy ghi nhớ rằng, am hiểu luật lao động chính là hành trang thiết yếu để có thể tự tin giải quyết các vấn đề tranh chấp khi xảy ra, từ đó bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách tốt nhất.
Nguồn tham khảo: luatminhkhue
—————
Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM
Website: vieclam.ou.edu.vn
Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn
SĐT: (028) 3930 0952
- 5 PHƯƠNG PHÁP LÀM CHỦ THỜI GIAN DÀNH CHO SINH VIÊN VÀ NGƯỜI ĐI LÀM. (17/04)
- LẬP MỤC TIÊU THẬT CHUẨN CHỈNH VỚI NGUYÊN TẮC SMART (17/04)
- CÁCH TẠO VÀ TÙY CHỈNH CHỮ KÝ GMAIL CHUYÊN NGHIỆP (16/04)
- HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BẰNG CANVA SIU ĐƠN GIẢN (15/04)
- SINH VIÊN MUỐN XÂY DỰNG PORTFOLIO CHUYÊN NGHIỆP ĐÃ NẮM HẾT CÁC TIPS NÀY CHƯA? (08/04)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.