SINH VIÊN MUỐN XÂY DỰNG PORTFOLIO CHUYÊN NGHIỆP ĐÃ NẮM HẾT CÁC TIPS NÀY CHƯA?
Portfolio là gì?
Portfolio là hồ sơ năng lực dạng hình ảnh, phù hợp với các ngành nghề như thiết kế, nhiếp ảnh, người mẫu hoặc ngành kiến trúc. Portfolio được dùng để tổng hợp các sản phẩm bạn từng làm một cách cụ thể đến với nhà tuyển dụng. Ngoài thể hiện các sản phẩm, kỹ năng của người làm Portfolio, hồ sơ năng lực này cũng giúp cho NTD thấy được quá trình học hỏi và phát triển của chính bạn, NTD có thể đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hay không. Khác với CV, portfolio chỉ được đính kèm đối với một số công việc đặc thù liên quan đến hình ảnh, thiết kế, truyền thông, sáng tạo. Nội dung chính của portfolio cũng chính là những dự án, sản phẩm, ấn phẩm ấn tượng mà bạn đã thực hiện. Portfolio bao gồm những mục nào?
- Trang bìa - Trang tóm tắt nội dung: Mục đích của trang này là để NTD có thể xem bao quát nội dung của bạn một cách nhanh chóng hơn. - Trang giới thiệu: Phần giới thiệu trong Portfolio cũng tương tự như một bản CV ngắn gọn của bạn. Sau đây là những nội dung không thể thiếu trong phần giới thiệu.
- Trang kinh nghiệm làm việc: Trong trang giới thiệu này bạn không cần phải liệt kê kinh nghiệm làm việc chi tiết giống như là CV. Bạn chỉ cần liệt kê theo danh sách các công ty mà bạn từng làm kèm theo khoảng thời gian và vị trí đảm nhiệm
- Các trang sản phẩm Ở phần này, bạn nên chắt lọc những sản phẩm/ dự án mà bạn cảm thấy cực kỳ tâm đắc để cho vào Portfolio, tránh việc nhồi nhét, đưa tất cả các sản phẩm/ dự án từng làm vào, chúng sẽ khiến hồ sơ của bạn trở nên dài dòng và thiếu điểm nổi bật. Tương tự, hồ sơ năng lực quá ngắn sẽ không đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Về cách trình bày, bạn chỉ nên để 1 dự án/ sản phẩm trong 1 slide, slide sẽ bao gồm các thông tin như:
Đối với các sản phẩm content, bạn nên liệt kê thêm các yếu tố như mục đích bài viết là gì, tệp khách hàng của brand là ai và kết quả đạt được sau dự án là gì, tỷ lệ chuyển đổi và data thu về như thế nào. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được kiến thức chuyên môn của bạn đối với ngành.
- Trang kết: Trong trang này, hãy gửi lời cảm ơn đến NTD vì đã dành thời gian coi Portfolio của bạn, đồng thời ghi lại thông tin liên hệ của bản thân. Lưu ý khi làm Portfolio
Một số NTD sẽ có những tiêu chuẩn nhất định cho việc làm Portfolio, bao gồm cách trình bày, nội dung cần đề cập trong Portfolio, số lượng sản phẩm cần trình bày, dạng file, dung lượng file, v.v. Trong trường hợp bạn nộp Portfolio cho doanh nghiệp thì hãy lưu ý những điều trên. Nếu bạn là freelancer muốn thu hút thêm khách hàng thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong việc làm Portfolio hơn.
Khi gửi mail đến NTD, bạn cần xem kỹ dung lượng file Portfolio của bạn hiện đang là bao nhiêu vì email chỉ cho đính kèm tối đa là 25MB. Thay vào đó, bạn có thể gửi 1 đường link đến cho NTD, họ sẽ dễ dàng truy cập vào hồ sơ của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tuỳ vào đặc điểm tổ chức mà bạn đang ứng tuyển, bạn có thể thay đổi văn phong, cách thể hiện nội dung của mình cho phù hợp với công ty của họ.
NTD sẽ không dành quá nhiều thời gian để nghiền ngẫm Portfolio của bạn. Do đó, hãy chọn lọc những dự án/ sản phẩm mà bạn cảm thấy tâm đắc nhất và đem lên trước Các website hỗ trợ làm Portfolio chất lượng
Kết Portfolio là công cụ đắc lực đối với sinh viên các ngành truyền thông, nghệ thuật. Thông qua Portfolio, bạn phải thể hiện được tư duy sáng tạo và cá tính riêng của bản thân. Bài viết vừa rồi đã chia sẻ cho bạn khái niệm Portfolio là gì cùng cách xây dựng Portfolio thu hút nhà tuyển dụng. Hy vọng các ứng viên có thể ứng dụng thật tốt vào hồ sơ xin việc của mình để đạt được công việc mơ ước. Nguồn tham khảo: TopCV |
- NHỮNG BIẾN ĐỘNG MỚI VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM (08/04)
- 7 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG ĐỂ TRỞ THÀNH CỘNG TÁC VIÊN VIẾT BÀI (04/04)
- KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN CHO VỊ TRÍ PROJECT MANAGER. SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG LIỆU CÓ THỂ ỨNG TUYỂN HAY KHÔNG? (29/03)
- CÁCH VIẾT CV BẰNG TIẾNG ANH VÀ CÁC LƯU Ý (29/03)
- SINH VIÊN NÊN LƯU Ý 3 ĐIỀU SAU KHIẾN CV CỦA BẠN TRỞ NÊN KÉM THU HÚT (26/03)
Bạn mong muốn làm việc ở đâu?
- Khu vực công.
- Khu vực tư nhân.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự tạo doanh nghiệp.