Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

06 VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRONG NGÀNH NH N SỰ MÀ SINH VIÊN NÊN BIẾT

Là một sinh viên sắp ra trường và có định hướng làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn đã nắm rõ các vị trí công việc và lộ trình phát triển của chúng hay chưa? Đâu sẽ là nhiệm vụ hằng ngày mà bạn phải thực hiện?

Đừng lo lắng, Trung tâm ở đây để hỗ trợ bạn! 

Cùng xem qua bài viết sau đây để có cái nhìn bao quát hơn về ngành nhân sự, từ đó chuẩn bị trước các kiến thức, kỹ năng cần thiết để dễ dàng phát triển sự nghiệp trong tương lai.

I. HR là gì?

hr-la-gi

Xem thêm: NHỮNG BIẾN ĐỘNG MỚI VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

HR (Human Resources) là từ viết tắt dùng để chỉ một cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp. HR sẽ có nhiệm vụ tiến hành hoạt động tìm kiếm, phỏng vấn đánh giá năng lực, hợp đồng lao động, đào tạo nhằm tìm kiếm nhân tố phù hợp giúp bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru. Thêm vào đó, các vấn đề phúc lợi như lương thưởng, tiệc cuối năm,... cũng sẽ do bộ phận này phụ trách. 

Tuy không tạo ra lợi ích kinh tế nhưng đây lại là một bộ phận quan trọng, là thành tố mũi nhọn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như đảm bảo các vấn đề xoay quanh được ổn thỏa giúp người lao động yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp.

 

II. Nhiệm vụ của bộ phận HR trong DN

nhiem-vu-cua-bo-phan-hr

Xem thêm: 16 ĐIỀU LUẬT LAO ĐỘNG BẠN CẦN PHẢI BIẾT ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN

Là một nhân tố quan trọng, giúp giữ doanh nghiệp vận hành ổn định cũng như phát triển. Dưới đây là những nhiệm vụ, công việc mà bộ phận HR sẽ chịu trách nhiệm, cụ thể như sau:

1. Giải quyết những vấn đề phúc lợi, hợp đồng, bảo hiểm

Bộ phận HR thực hiện giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương, thưởng, quyết định nghỉ thai sản và số ngày nghỉ phép theo quy định trong năm. Thêm vào đó, họ cũng có nhiệm vụ quản lý, làm hợp đồng lao động đảm bảo sự phù hợp về quyền và nghĩa vụ của các bên. 

Ngoài ra, HR còn phụ trách công việc đăng ký, trích nộp tiền bảo hiểm cũng như tiến hành rà soát để làm thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ, công nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tuyển dụng nhân sự mới

Một nhiệm vụ quan trọng của bộ phận HR là thực hiện tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự mới. Nhiệm vụ này bao gồm công việc đăng tin tuyển dụng, tìm kiếm, thu hút ứng viên tiềm năng, tổ chức phỏng vấn trực tiếp và đánh giá, lựa chọn ứng viên thích hợp nhất cho vị trí đang cần tuyển dụng.

3. Đào tạo nhân sự mới

Đào tạo nhân viên mới (còn được gọi là “On-board”) là việc làm cần thiết. HR sẽ giúp người lao động làm quen với văn hóa doanh nghiệp, chính sách, thủ tục của đơn vị,… Một quy trình đào tạo bài bản giúp người mới nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới, nâng cao hiệu quả làm việc.

4. Quản lý quy trình nghỉ việc

Bộ phận nhân sự có trách nhiệm thực thi quy trình chấm dứt hợp lao động khi có nhân viên nghỉ việc. Họ xử lý những vấn đề liên quan tới hợp đồng lao động, bảo hiểm cũng như giám sát và đảm bảo việc bàn giao tài sản công ty và tài liệu công việc đúng đắn.

5. Nâng cao năng suất làm việc của nhân sự

Bộ phận HR sẽ phụ trách khuyến khích, tổ chức những chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực, hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân sự cũng như tạo ra văn hóa tích cực, môi trường làm việc chuyên nghiệp thông qua những hoạt động giúp tạo sự đoàn kết giữa những các cán bộ công nhân viên.

 

III. Các vị trí công việc trong ngành HR

cac-vi-tri-cong-viec-trong-nganh-hr

Xem thêm: CÁCH DEAL LƯƠNG DỰA TRÊN DẢI LƯƠNG CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG

Quy mô của phòng nhân sự sẽ được quyết định tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, một bộ phận nhân sự được phát triển đầy đủ sẽ bao gồm:

1. Giám đốc nhân sự (Chief HR Officer)

Đây là vị trí cao nhất trong ngành HR. Giám đốc nhân sự có trách nhiệm giám sát tất cả khía cạnh của đội ngũ nhân sự, từ đó đảm bảo kết quả trọn vẹn nhất. Họ xây dựng chiến lược và ra quyết định về nhân sự để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Chức danh này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn.

2. Trưởng phòng nhân sự (HR manager)

Đứng sau Giám đốc nhân sự là vị trí Trưởng phòng. Với nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức xây dựng, điều phối đội ngũ nhân sự trong công ty, họ đảm bảo các hoạt động thực thi của phòng HR được vận hành trơn tru. Vị trí này được xem là cầu nối giữa các nhà lãnh đạo công ty và nhân viên cấp dưới.

3. Nhân viên quản trị hành chính – nhân sự (HR admin)

Người đảm nhận vị trí quản trị hành chính – nhân sự có trách nhiệm quản lý, sắp xếp hồ sơ nhân viên, cập nhật thông tin nguồn nhân lực của công ty (ví dụ: khi nhân viên nghỉ bệnh, nghỉ sinh). Bên cạnh đó, HR admin cũng hỗ trợ chuẩn bị những hoạt động liên quan đến nhân sự như hội thảo, hội chợ việc làm,…

4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)

Chuyên viên tuyển dụng thực hiện những công việc liên quan đến tuyển dụng người lao động trong công ty. Công việc cụ thể của họ là tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng, đóng vai trò là cầu nối giữa người đưa ra quyết định tuyển dụng với ứng viên tìm việc. Vị trí này sẽ giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng nhân sự của đơn vị.

5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)

Vị trí này có trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng, tổ chức, thực hiện chương trình đào tạo nhằm trang bị kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên giúp thúc đẩy hiệu quả công việc, góp phần làm cho bộ máy doanh nghiệp vận hành hiệu quả.

6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (C&B – Compensations and Benefits Specialist)

Chuyên viên C&B có trách nhiệm đảm bảo lợi ích, giám sát việc bồi thường, quản lý tiền lương, phúc lợi của nhân viên. Người làm vị trí này phải luôn cập nhật thông tin quy định, luật mới nhất về chế độ phúc lợi của người lao động.

Ngoài ra, việc có cái nhìn rõ ràng về lộ trình thăng tiến giúp sinh viên dễ dàng vạch ra các nấc thang sự nghiệp của bản thân, từ đó tạo động lực trau dồi, phát triển. Dưới đây là lộ trình cụ thể bắt đầu từ Thực tập sinh để newbie tham khảo:

Thực tập sinh => Chuyên viên C&B / Admin / Nhân viên Tuyển dụng => Chuyên viên Đào tạo và Phát triển => Quản lý nhân sự => Giám đốc nhân sự

 

Kết luận

Con đường trở thành một cá nhân xuất sắc trong ngành Nhân sự sẽ lắm chông gai nhưng với sự kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, sinh viên hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu của bản thân một cách xuất sắc. Trung tâm hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn về ngành nhân sự, từ đó có được sự chuẩn bị phù hợp cho hành trình phát triển sắp đến.

Nguồn tham khảo: vietnamworks

—————
Trung tâm Hướng nghiệp - Tư vấn việc làm Trường Đại học Mở TP.HCM
 Website: vieclam.ou.edu.vn
 Email: huongnghiepvieclam@ou.edu.vn
 SĐT: (028) 3930 0952
Tìm việc làm
Kết nối với trường ĐH Mở TPHCM
Thăm dò ý kiến

Bạn mong muốn làm việc ở đâu?

  • Khu vực công.
  • Khu vực tư nhân.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tự tạo doanh nghiệp.

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.